www.tinvui.org
bantreconggiao@yahoo.com                                                                        

 

TIN VUIFlowchart: Document: Số 
141
15/06/2008
        

 

 

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                               

 

 

 

NHƯ MỘT LỜI MỜI:

- Kính mời quý vị vào trang web www.tinvui.org để đọc các bài viết khác

- Mọi thư từ cộng tác góp ý và giúp đỡ xin quý vị gửi về địa chỉ E-mail :bantreconggiao@yahoo.com

- Ban biên tập Tin vui rất mong nhận được sự đón nhận của quý vị độc gỉa gần xa

- Xin Thiên Chúa ban muôn ơn lành và đồng hành với quý vị trong hành trình đời sống Kitô hữu

MỤC LỤC

SỐNG LỜI CHÚA..

Chúa nhật XI Thường Niên A..

Mt 9, 36 - 10, 8.

ÁNH NHÌN VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT.

TU ĐỨC..

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI.

Hiện tình Giáo Hội Công Giáo Ucraine và cuộc đối thoại đại kết

Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ của ngày Quốc Tế Giới Trẻ tiếp tục lôi cuốn đông đảo anh chị em tuốn đến tôn vinh, chiêm ngắm và cầu nguyện.

Lễ Tạ Ơn, kỷ niệm 350 năm thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1658-2008.

CỘNG ĐOÀN PHAOLÔ TUY HÒA MỪNG 50 NĂM HIỆN DIỆN..

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thái Bình trao lại Ðại Chủng Viện Mỹ Ðức cho giáo phận Thái Bình mở đại chủng viện mới.

Ðức Hồng Y Mẫn nói việc mời Ðức Thánh cha sang thăm Việt Nam vào năm 2010.

Phái đoàn Tòa Thánh Vatican viếng thăm và làm việc tại Giáo tỉnh Hà Nội

1. Gặp gỡ  các viên chức chính quyền Hà Nội

3. Tham dự buổi Khai mạc Khóa Thường Huấn các linh mục Liên giáo phận tại Hà Nội

Phái đoàn Toà Thánh viếng thăm Giáo phận Đà Lạt

Thiếu Nhi hạt Thủ Đức, giáo phận Saigòn, cấm trại Hè.

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO..

NHẬN ĐỊNH VỀ CUỘC HỘI THẢO QUỐC TẾ..

VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ LIÊN ĐỚI XÃ HỘI.

Tin Mừng và các sách Tin Mừng.

TÌNH CHO KHÔNG..

VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO GIÁO DÂN CỦA GIÁO HỘI NGÀY NAY..

THƯỜNG HUẤN LINH MỤC 2008: CÁC ƯU TIÊN MỤC VỤ CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA GIÁO XỨ..

CHIẾC BAO TAY..

Tài liệu học tập chuẩn bị Đại hội Thánh Mẫu La Vang (13-15.8/2008):

Bài 3: ĐỨC MARIA, THẦY DẠY QUẢNG ĐẠI CỌNG TÁC VÀO CÔNG TRÌNH CỨU RỖI CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ.

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH..

Sống trong gia đình.

ĐỜI HÔN NHÂN LÀ MỘT THÁNH LỄ..

ĐỌC SÁCH..

Một vài suy tư nhân Tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu :

THẦN THÁNH HÓA GIỚI TU HÀNH..

 

 

SỐNG LỜI CHÚA

Chúa nhật XI Thường Niên A

Mt 9, 36 - 10, 8

"Sau khi triệu tập mười hai môn đệ, Người sai các ông đi".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ dân chúng, liền động lòng xót thương họ: vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn, Người liền bảo môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa".

Và Người liền triệu tập mười hai môn đệ, ban cho họ quyền năng trên các thần ô uế, để họ xua đuổi chúng, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Đây là tên của mười hai tông đồ: trước hết là Simon cũng gọi là Phêrô, rồi đến Anrê em ông; Giacôbê con của Giêbêđê và Gioan em ông; Philipphê và Bartôlômêô; Tôma và Matthêu người thu thế; Giacôbê con của Alphê và Tađêô; Simon người Cananêô và Giuđa Iscariốt, kẻ nộp Người. Chúa Giêsu sai mười hai ông này đi và truyền lệnh cho các ông rằng:

"Các con đừng đi về phía dân ngoại, và đừng vào thành các người Samaritanô. Nhưng tốt hơn, các con hãy đi đến cùng chiên lạc của nhà Israel trước đã, và rao giảng rằng: 'Nước Trời đã đến gần'. Hãy chữa lành người liệt, phục sinh kẻ chết, chữa lành người phung, và xua trừ ma quỷ. Các con đã lãnh nhận nhưng không, thì hãy cho nhưng không".

Đó là lời Chúa.

ÁNH NHÌN VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT

Tự bản chất, yêu thương là hiệp thông, chia sẻ và trao ban. Đức Kitô là tình yêu, và cả cuộc đời Người bày tỏ tình yêu đó. Mặc dù có thể phán một lời thì nhân loại được cứu độ, nhưng Đức Kitô lại chọn con đường hiến trao để thể hiện tình yêu đến cùng. Người đã tham dự vào cuộc sống con người ; sinh trưởng trong một gia đình nghèo, không tiếng tăm, không địa vị xã hội đẻ từ đó dễ dàng hiệp thông, hòa nhập với nỗi khổ của mọi tậng lớp, và trao ban tình yêu cho hết mọi người. Cả cuộc sống của Chúa Giêsu cho thấy Người là Đấng Giàu – Lòng – Thương – Xót. Người không bao giờ khóa chặt hay đóng khung ai trong quá khứ tội lỗi, nhưng luôn khai mở cho họ một con đường hướng đến tương lai tốt đẹp. Với Chúa, tha nhân dẫu là ai, vẫn là người được Chúa trân trọng và yêu thương cách đặc biệt.

 

Tin Mừng cho thấy : Chúa không miệt thị người phụ nữ hư thân trắc nết đang quỳ khóc lóc dưới chân Chúa nhưng đã nói : “Tội con đã được tha” (Lc 7, 35-49). Chúa không hùa theo kết án và trừng phạt người phụ nữ ngọai tình, nhưng nhẹ nhành khuyên bảo , “Con hãy về đi và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 9-11).Chúa không khinh miệt Giakêu là “công chức bất lương, làm giàu bằng cách cúi người trên, đạp người dưới”, nhưng đã ban thưởng anh “Hôm nay ơn cứu độ đã đến với nhà này” (Lc 19, 1-10). Chúa không kết luận người mù bẩm sinh là do anh hoặc cha mẹ anh phạm tội, nhưng là “để cho công việc của Chúa đuợc thể hiện” ( Ga 9, 1-7). Chúa không lọai trừ viên bách quản vì ông là kẻ xâm lược, nhưng đã khen nức nở “Thầy chừa hề thấy một lòng tin nào như thế ở Israel”(Lc 7, 1-10). Chúa chẳng nhiếc móc người trộm bên hữu là đồ sống ngoài pháp luật, nhưng đã hẹn gặp anh “trên thiên đàng” (Lc 23, 39-43). Chúa không vạch mặt Giuađa là kẻ phản bội, nhưng đã ôm hôm anh ta và gọi “Bạn ơi”(Mt 26, 50). Chúa không chì chiết Phêrô là khoác lác và chối  đạo, nhưng hỏi anh cách trìu mến, “Con yêu Thầy không ? ”(Ga 21, 15- 17). Chúa không nguyền rủa các tư tế là quan tòa độc ác, Hêrôđê là bù nhìn, Philatô là kẻ tham quyền, dân chúng là bọn đê tiện, và lính tráng là lũ tay sai, nhưng chỉ một mực bênh chữa họ : “ Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” ( Lc 23, 34).

 

Chưa hề có ai kính trọng tha nhân như Chúa. Chưa hề gặp ai mà Chúa không nhìn ra nơi người ấy một khả năng phi thường, một tư chất tốt đẹp, dầu quá khứ của họ có thế nào đi nữa.

 

Hôm nay, ánh nhìn xót thương của Chúa đậu xuống trên những người nghèo đói, lầm than vất vưởng, thấp cổ bé miệng dưới chế độ hà khắc và mù lòa củ các luật sĩ, kinh sư : “ Đức Giêsu thấy đám đông thì chạnh lòng thương”,  lòng thương bắt nguồn từ con tim biết nhói đau trước nỗi khổ của người khác, từ nỗi khát mong cho con người được sống hạnh phúc, và được tin nhận Ngài là Đấng Cứu Độ duy nhất. Trái tim yêu của Người dường như không chịu đựng nổi khi chứng kiến đám đông dân chúng như “bầy chiên không người chăn dắt” (Mt 9, 36), như đồng lúa chin rộ không người thợ gặt (Mt 9, 37). Chúa quá thấu hiểu bi kịch cuộc đời nhiều đắng cay. Chúa thấy sự lầm than vất vưởng mà lòng cảm thương vô bờ. Người sai các môn đệ đến với họ (Mt 10, 5-8), và cho đi nhưng không những gì đã lãnh nhận nhưng không  (Mt 10, 8b).

 

Thế giới hôm nay cũng như hôm qua vẫn còn đó những gái điếm, ngọai tình, bất lương, mù quáng, cướp bóc, khoái lạc, chối đạo, độc ác, bù nhìn, tham quyền, đê tiện, bệnh hoạn, tật nguyền, đói khát…rất cần đến dấu chỉ một ánh nhìn cảm thông, một lời nói tế nhị, một cử chỉ yêu thương, một chút lòng quảng đại nơi chúng ta để đủ sức chỗi dậy làm lại từ  đầu, và cùng chúng ta hướng đến tương lai trong yêu thương chân thành và tươi sáng. Thử hói, chúng ta đã nhìn tha nhân với ánh mắt nào ? Ánh mắt thông cảm và đầy xót thương của Chúa, hay ánh nhìn của ganh ghét, soi mói, tị hiềm, miệt thị, “ăn theo” lọai trừ, kết án, kết luận, nhiếc móc, vạch mặt, chì chiết, nguyền rủa…?

 

Được lấy đầy bởi tình yêu và muôn giá trị lớn lao không phải để chúng ta thỏa mãn trong ích kỷ nhưng là lớn lên  trong sự chia sẻ và trao tặng. Có lẽ Chúa chẳng đòi hỏi chúng ta trao tặng tha nhân điều gì lớn lao cho bằng mời gọi chúng ta hãy nhìn tha nhân bằng đôi mắt của Chúa, đôi mắt “chạnh lòng thương”. Chính cái nhìn “chạnh lòng thương” giúp chúng ta biết cảm thông với muôn người đau khổ biết nói “không” với những lời kết án, xét đoán, đặt điều , vu khống…và can đảm lên đường, tiếp tục công việc của Chúa như là Bí tích Phổ quát của ơn cứu độ và như là  máng khai thông truyền ân sủng cho toàn nhân lọai qua sứ vụ truyền giáo.

 

Nt. Anna Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm

Mục lục

 

TU ĐỨC

ĐỐI DIỆN VỚI CHÚA GIÊSU

Bài chia sẻ trong thánh lễ Kim Khánh Linh mục của Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quí

Hôm nay, được mừng lễ Kim Khánh Linh mục của Cha Phêrô Nguyễn Trọng Quí, tôi thấy vui đặc biệt. Bởi vì đã khá lâu rồi, Cha ít liên lạc với giáo phận Long Xuyên nói chung và với tôi nói riêng.

Cha Phêrô mời tôi giảng. Đức Cha Giuse cũng hiệp ý với Cha. Tôi xin vâng. Đây sẽ chỉ là một chút chia sẻ tâm tình. Tâm tình này phát sinh, khi tôi chiêm ngưỡng với Chúa Giêsu trong cao điểm Người truyền chức linh mục cho các tông đồ.

Anh chị em thân mến,

I. Khi truyền chức Linh mục cho các tông đồ, Chúa Giêsu đã làm những việc lạ lùng và nói những lời trối lạ lùng, để tỏ bày tình yêu của Người là một tình yêu hết sức đặc biệt.

1/ Nét đặc biệt thứ nhất của tình yêu Chúa Giêsu lúc đó là hết sức khiêm nhường

Sự khiêm nhường của Chúa Giêsu được minh chứng bằng việc Người rửa chân cho các môn đệ sắp được lãnh chức linh mục. Khi quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, Chúa muốn cho các môn đệ hiểu: Làm linh mục là hãy làm chứng cho Đức Kitô khiêm nhường.

Đức Giêsu của các linh mục là Đấng, mà thánh Phaolô diễn tả như người nô lệ: "Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ" (Pl 2,6-7). Các môn đệ sẽ làm chứng điều đó bằng đời sống khiêm nhường, hết sức khiêm nhường. Khi mặc lấy tinh thần khiêm nhường của Chúa Giêsu, các linh mục sẽ coi sự khiêm nhường như một áo lễ đẹp, nhắc nhở mọi người nhớ lại cội nguồn của chức linh mục là Đức Giêsu khiêm nhường.

2/ Nét đặc biệt thứ hai của tình yêu Chúa Giêsu lúc truyền chức linh mục là đặt bác ái lên hàng đầu sự thánh thiện linh mục

Trong giây phút trọng đại thiết lập chức linh mục, Chúa Giêsu đã trối lại điều răn yêu thương "Thầy ban cho các con một điều răn mới là các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con" (Ga 13,34).

Thánh Phaolô quả quyết: "Hiện nay đức tin, đức cậy, đức mến, cả ba đều tồn tại, nhưng cao trọng hơn cả là đức mến" (1 Cr, 13,13).

Yêu thương như Thầy đã yêu thương, nghĩa là sẽ bỏ mọi sự, kể cả mạng sống, hy sinh mình trên thánh giá để cứu chuộc nhân loại.

Tôi thấy: Tình yêu hy sinh, từ bỏ mọi sự, vác thánh giá và chết trên thánh giá suốt cuộc đời, đó là thánh lễ kéo nhiều ơn cứu độ nhất của đời linh mục.

3/ Nét đặc biệt thứ ba của tình yêu Chúa Giêsu lúc truyền chức linh mục là hứa chia sẻ sự sống thân mật của Người cho các môn đệ

Chúa Giêsu nói về sự sống thân mật đó bằng hình ảnh cây nho và cành nho: "Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở lại trong Thầy, và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái. Vì không có Thầy các con chẳng làm gì được" (Ga 15,52).

Sự gắn bó này đã được thánh Phaolô diễn tả bằng câu nói sau đây: "Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi" (Gl 2,20).

Với câu nói đó, nhiều người coi một linh mục kết hợp mật thiết với Chúa là một thánh đường đẹp nhất có sức làm chứng cho Chúa giữa đời.

II. Linh mục tốt phải có ba nét đẹp đó. Nhưng thực tế cho thấy, chính các tông đồ đã là những người tách rời khỏi lý tưởng đó. Các ngài vốn yếu đuối.

- Ông Giuđa đã tách rời bằng việc bán Chúa.

- Thánh Phêrô đã tách rời bằng việc chối Chúa.

- Các tông đồ khác đã tách rời bằng việc lùi xa Chúa, khi Người bị bắt.

Thế nhưng, 11 người đã trở lại. Và các ngài đã làm chứng cho Chúa bằng sự sám hối, trở về với Chúa.

Thưa anh chị em thân mến,

Mấy gợi ý trên đây của tôi thực rất nghèo nàn. Nhân dịp này, tôi xin mỗi người sẽ một mình đối diện với Chúa Giêsu, để hỏi Người và lắng nghe Người về chức linh mục nói chung và về các linh mục nói riêng.

Tôi nghĩ: Những sự ta sẽ biết cũng vẫn giới hạn. Mỗi ơn gọi linh mục là một mầu nhiệm. Mỗi sứ mạng linh mục là một huyền nhiệm. Chỉ mình Chúa mới biết rõ mà thôi.

Phần chúng ta, hãy cầu nguyện cho Cha Phêrô, hãy tạ ơn với Cha Phêrô. Và thân ái cầu chúc Cha Phêrô luôn cố gắng làm chứng cho Chúa bằng:

- Tình yêu khiêm nhường,

- Tình yêu hy sinh từ bỏ,

- Tình yêu kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Amen.

Long Xuyên, ngày 6 tháng 6 năm 200

ĐGM GB Bùi Tuần

Mục lục

 

HIỆP THÔNG GIÁO HỘI

Hiện tình Giáo Hội Công Giáo Ucraine và cuộc đối thoại đại kết

 

VATICAN - Trong các ngày 23 đến 26-5-2008 Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã viếng thăm Ucraine và chủ sự lễ phong chân phước cho nữ tu Marta Wiecka, một người con anh hùng của đất nước này. Trong 4 ngày lưu lại Ucraine Đức Hồng Y đã viếng thăm hai giáo phận Lvov và Kiev cũng như hội kiến với tổng thống Yushenko và Phó thủ tướng Nemyria.

 

Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Hồng Y dành cho chương trình Ý ngữ đài Vaticăng hôm 29-5-2008, liên quan tới vị thế của Ucraine trong cuộc đối thoại đại kết.

 

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y vừa mới viếng thăm Ucraine trong vòng 4 ngày về. Tại sao trong chuyến viếng thăm Đức Hồng Y lại gọi Ucraine là cầu nối giữa Tây Âu và Đông Âu?

 

Đáp: Bởi vì thực ra Ucraine có thể có một vai trò quan trọng vì nó là điểm gặp gỡ, là ngã tư giữa các nền văn hóa Đông Phương và Tây Phương. Để lấy lại kiểu nói của Đức Gioan Phaolo II, Giáo Hội - không phải chỉ có Giáo Hội, mà cả Âu châu nữa - phải thở bằng hai lá phổi Đông và Tây. Chính năm nay kỷ niệm 1020 năm rao giảng Tin Mừng lần đầu tiên cho người Rus ở Kiev, và từ đó sang Đông Phương và đã đặt các nền tảng cho gốc rễ Kitô như là chất mầu mỡ làm thành sự hiệp nhất giữa các dân tộc Đông Phương và Tây Phương. Các gốc rễ Kitô đã được lấy lại và nhấn mạnh, không phải chỉ từ phía các vị lãnh đạo các Giáo Hội Kitô, mà cũng còn từ phía chính quyền trong ý thức về căn cước Kitô nữa.

 

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, giữa các tín hữu công giáo Ucraine và các tín hữu công giáo Tây Âu có sự hiểu biết lẫn nhau đầy đủ không?

 

Đáp: Đây là vấn đề thực tế. Những người có tuổi vẫn nhớ tới cuộc sống anh hùng của Đức Hồng Y Slipyj, là một chứng nhân lòng tin lớn của Ucraine. Ít nhất một vài giai thoại trong lịch sử tôn giáo, của lòng trung thành của người dân Ucraine đối với lòng tin Kitô, đặc biệt đối với Giáo Hội Công Giáo, đều hiện diện trong ký ức của biết bao nhiêu người. Hiện nay tôi không rõ là có sự hiểu biết đích thật hay không. Có lẽ cũng có ký ức về nạn đói trong các năm 1932-1933, mà trên bình diện lịch sử có người giải thích như là một hình phạt đối với người dân Ucraine và đối với các dân tộc khác.

 

Cả ký ức này cũng đã đi vào các sách lịch sử. Tôi cầu mong rằng các Giáo Hội và các xã hội Tây Âu hiểu biết lịch sử này hơn. Ngày xưa người ta nói rằng Ucraine là vựa lúa của Âu châu; người ta hay nói tới các cánh đồng lúa mênh mông và các mùa gặt của Ucraine. Thế rồi xảy ra vụ nổ lò nguyên tử tại Chernobyl. Tuy nhiên, không được biết Ucraine chỉ vì biến cố này mà thôi, mà cần phải biết tới phẩm giá của Ucraine là một dân tộc có một nền văn hóa rất lớn, và đã trung thành với các giá trị Kitô có lẽ hơn các dân tộc khác, và hiện nay đang đối diện với Âu châu với cùng phẩm giá và các tài nguyên, mà chúng ta tất cả phải đánh giá cao.

 

Hỏi: Trong các diễn văn, Đức Hồng Y hay nhắc tới chứng tá của các vị tử đạo và lấy đó làm gương cho các Kitô hữu ngày nay. Có các lý do lo lắng mục vụ nào đối với việc nhấn mạnh như thế không, thưa Đức Hồng Y?

 

Đáp: Trước hết có một lý do lịch sử. Cả tại Ucraine cũng như tại nhiều quốc gia khác thuộc khối cựu Liên Xô, đã có các vị tử đạo vì lòng tin, các vị tử đạo nổi tiếng của thế kỷ XX, công giáo cũng như chính thống. Tại Ucraine đã có mưu toan triệt hạ tất cả mọi Giáo Hội, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp, trong khi Giáo Hội Công Giáo Latinh mặc dù cũng phải gánh chịu các đau khổ lớn lao dưới chế độ cộng sản, nhưng cũng đã có được các ánh sáng của tự do và vì thế có thể hoạt động và diễn tả niềm tin của mình. Thế rồi một cách đặc biệt cần phải làm sống dậy ký ức cho ngày nay nữa, vì hồi đó đã có việc bách hại công khai. Ngày nay cũng có sự tấn kích nhưng tinh tế hơn: đó là sự tấn kích của khuynh hướng thờ ơ và của chủ thuyết tiêu thụ.

 

Bức tường Berlin đã sụp đổ, chế độ cộng sản đã sụp đổ, nhưng vẫn còn có các vấn đề thách đố lòng tin. Và chúng đòi hỏi phải có nhiều can đảm và dấn thân lớn hơn nữa trong việc làm chứng tá cho lòng tin Kitô và sống kinh nghiệm cuộc sống Kitô đích thực.

 

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y trong chuyên viếng thăm Uracine vừa qua, Đức Hồng Y cũng đã nhấn mạnh nhiều trên dấn thân đại kết. Đức Hồng Y đã nói với tín hữu công giáo hay với cả các tín hữu chính thống nữa?

 

Đáp: Trước hết tôi đã đề cập tới dân thân đại kết với tín hữu công giáo, mặc dù tôi cũng đã gặp gỡ các vị lãnh đạo và các đại diện chính thống, trong các lễ nghi công giáo. Đây là điều có giá trị đối với tất cả mọi người, vì nỗ lực tạo dựng hiệp nhất, tạo ra nền tảng cho sự hiệp nhất, đồng quy hướng về các mục tiêu chung dựa trên chính niềm tin chung, là một giả thiết không thể thiếu cho công tác tái rao giảng Tin Mừng và cho sự hữu hiệu của chứng tá của tất cả mọi Giáo Hội và cộng đoàn Kitô, trong sự khác biệt nhưng trong cùng lòng tin vào Chúa Kitô.

 

Hỏi: Trên bình diện tôn giáo và dân sự Đức Hồng Y có nhận ra các lý do tin tưởng và các dấu chỉ đối với một sự hiện diện hiệp nhất và ít xung khắc hơn giữa các tín hữu công giáo và các tín hữu chính thống hay không?

 

Đáp: Tôi phải nói rằng tôi đã gặp gỡ một Giáo Hội sinh động, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo với các thành phần khác nhau, một Giáo Hội hăng say và tham gia tích cực. Các vị lãnh đạo cũng đã nói cho tôi biết là bên Ucraine các nhà thờ đều chật ních tín hữu tham dự các lễ nghi phụng vụ. Và qủa thế, tôi đã sống kinh nghiệm đó trong các cuộc găp gỡ của tôi, như dịp lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô với cuộc rước kiệu dọc theo các đường phố Kiev, cũng như trong thánh lễ phong chân phước cho nữ tu Marta Wiecka, được tín hữu công giáo cũng như chính thống sùng mộ. Chị là chứng nhân của tình bác ái anh hùng và là một điểm gặp gỡ giữa các tín hữu công giáo và chính thống và kể cả những người không tin. Đây đã là một dấu chỉ của sự hiệp nhất rồi, một dấu chỉ của căn cước chung. Vì thế tôi đã tìm thấy rất nhiều dấu chỉ tích cực: dấu chỉ của sự đối thoại, của sự gắn bó với con tim của Giáo Hội Công Giáo, là Đức Giáo Hoàng, đặc biệt với Đức Thánh Cha Biển Đức XVI; và trong các cuộc gặp gỡ với giới lãnh đạo đặc biệt là giới lãnh đạo chính thống Nga, vì tôi đã gặp Đức Tổng Giám Mục Volodimir và tôi cảm nhận được ước mong hiệp nhất. Tất cả đều nói tới sự cần thiết phải có các bước cụ thể chung. Tuy vẫn còn có các khó khăn, nhưng đã có các bước tích cực trong việc đối thoại để đồng quy về một vài đề tài. Chẳng hạn như liên quan tới vấn đề giáo dục, đào tạo. Chúng tôi cũng nói với Đức Tổng Giám Mục chính thống về đề tài nên thánh. Và các anh em chính thống đã hỏi tôi về các tiến trình xin phong chân phước và phong thánh của Giáo Hội Công Giáo, bằng cách đối chiếu với các tiến trình của Giáo Hội Chính Thống. Đó là một số đề tài cho thấy sự đồng quy và ước muốn chia sẻ một số các phương pháp và mục đích cuối cùng với nhau.

 

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y một sự hòa hợp tốt giữa các Kitô hữu Ucraine, bằng cách thắng vượt các xung khắc lịch sử, có khiến cho cuộc đối thoại giữa Roma và Matscơva được dễ dàng hơn không?

 

Đáp: Chúng tôi đang trong tiến trình đối thoại với Giáo Hội Chính Thống Nga, với Đức Thượng Phụ Matscơva. Tôi đã có các cuộc gặp gỡ với Giáo Hội Chính Thống Nga tại Azerbaizan, và giờ đây tôi đã có các cuộc gặp gỡ tại Kiev. Đây là các dấu chỉ tích cực. Xem ra chúng tôi đang ở trong giai đoạn đối thạoi cởi mở, với các cuộc gặp gỡ thường xuyên. Trong các ngày vừa qua Đức Hồng Y Kasper cũng đã đến Matscơva trong tư cách là Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh thăng tiến hiệp nhất giữa các Kitô hữu. Dĩ nhiên là chúng ta tất cả đều chờ đợi cuộc găp gỡ nổi tiếng giữa Đức Thánh Cha và Đức Thượng Phụ Matscơva, khi nào Chúa muốn và khi sẽ có tất cả các điều kiện thuận lợi. Một vài giới chức chính thống của nhiều nước Âu châu đang công khai thúc đẩy để có cuộc gặp gỡ này. Đã có các sự kiện tích cực ngoài việc dịch các tài liệu của Công Đồng Chung Vaticăng II ra tiếng Nga. Và việc phân phát các tài liệu này, cho phép hiểu biết tư tưởng của Giáo Hội Công Giáo nhiều hơn, trong lãnh vực tín lý cũng như luân lý, không phải chỉ trên bình diện luân lý cá nhân, mà cả luân lý xã hội và luân lý quốc tế nữa. Thế rồi cũng có việc dịch cuốn Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo ra tiếng Nga, với một loại thỏa thuận nào đó với Giáo Hội Chính Thống, và sau cùng là việc dịch cuốn Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo ra tiếng Ucraine và tiếng Nga. Đây là một sự kiện tích cực cho phép hai Giáo Hội xích lại gần nhau một cách hòa bình trên bình diện văn hóa, một cách tinh túy, nghĩa là trực tiếp, và như thế hiểu biết nhau và chia sẻ với nhau. Chúng tôi cũng biết là Giáo Hội Chính Thống đang soạn thảo cuốn giáo lý xã hội của mình.

 

Hỏi: Cuộc hội kiến của Đức Hồng Y với tổng thống Viktor Yushenko và với phó thủ tướng Gregory Nemyria có đem lại các kết qủa cụ thể nào không?

 

Đáp: Chuyến viếng thăm Ucraine đã được tổ chức một cách đặc biệt cho lễ phong chân phước cho nữ tu Marta Wiecka, rất được mọi người yêu mến và tôn sùng và được chính quyền nhắc tới. Hiện diện trong lễ phong chân phước có chính quyền Lvov và các đại biểu của các cơ cấu quốc gia. Gương mặt của nữ tu Marta lôi cuốn và hiệp nhất tất cả mọi người. Tôi đã có các cuộc gặp gỡ lâu giờ với tổng thống Cộng Hòa Ucraine và với Phó thủ tướng. Trong các bài diễn văn, nhân danh Tòa Thánh, tôi cũng đã nhấn mạnh trên trên các nỗ lực tích cực của chính quyền, của các giới chức lãnh đạo Ucraine để thăng tiến nền dân chủ trong nhiều môi trường khác nhau, cũng như ý chí thừa nhận các quyền con người, sự tự do tôn giáo, sự bình đẳng giữa các Giáo Hội Kitô, và việc phát huy một đường lối chính trị trợ giúp gia đình.

 

Dĩ nhiên tôi cũng tái khẳng định rằng Tòa Thánh không phải là một quyền lực chính trị, không hành động như một quyền lực chính trị. Tòa Thánh thi hành sứ mệnh tinh thần của mình với quyền bính luân lý. Vì thế cả trong vấn đề đặc thù của việc hội nhập vào Liên Hiệp Âu châu cũng phải duyệt xét việc chu toàn các điều kiện do Liên Hiệp đề ra. Tuy nhiên tôi thấy xem ra Ucraine có thế đứng tốt, bằng chứng mới nhất là Ucraine đã được chọn vào Ban cố vấn nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Và điều này dĩ nhiên không chỉ là việc thừa nhận Ucraine, mà cũng có nghĩa là trao phó cho Ucraine trách nhiệm thăng tiến và tôn trọng các quyền con người. Và uy tín phải đến từ phía chính quyền Ucraine trước cộng đồng quốc tế.

 

Hỏi: Trong bối cảnh này, Ucraine có cảm tưởng gì trước thái độ của nhiều nước Âu châu đối với người di cư, kể cả người di cư từ các nước Đông âu thưa Đức Hồng Y?

 

Đáp: Trong các cuộc tiếp xúc tôi cũng đã đề cập tới vấn đề di cư. Người ta cũng đã đưa ra câu hỏi tại sao tại Italia có nhiều người Ucraine, và tại sao nhiều hãng xưởng Italia lại hoạt động bên Ucraine. Trước khi rời Ucraine tôi đã có dịp dùng bữa tối với nhiều vị đại sứ và với một phần của ngoại giao đoàn. Đại sứ Italia tại Kiev đã nói về các công nhân Ucraine và kinh nghiệm hãng xưởng Italia hoạt động bên Ucraine một cách rất tích cực. Tại Genova tôi cũng có kinh nghiệm tốt đối với cộng đoàn Ucraine đông đảo tại đây. Chúng tôi đã dành một giáo xứ cho họ và họ có cha sở riêng.

 

Cộng đoàn Ucraine đã hội nhập xã hội một cách khá tốt đẹp, mà không gây ra vấn đề như các nhóm người di cư khác. Cần phải lượng định từng nhóm một, để xem ai đến để làm việc thực sự, với căn cước văn hóa và tôn giáo, và giúp đỡ các anh chị em di cư đang sống trong một quốc gia và một nền văn hóa khác.

 

Dĩ nhiên chúng tôi cũng đã đề cập đến sự trợ giúp văn hóa trong việc giáo dục đào tạo cần cung cấp cho các cộng đoàn và các thế hệ tương lai. Chúng tôi cũng đế cập đến đại học công giáo Lvov và nền giáo dục công giáo với chính quyền thành phố này. Chính quyền thừa nhận vai trò đào tạo của Giáo Hội Công Giáo và các cơ cấu giáo dục của Giáo Hội, mà họ rất ngưỡng mộ. Tại Kiev có một Học viện cao học tôn giáo, là học viện Thánh Toma có các sinh viên công giáo, chính thống và cả người không tin nữa. Sự kiện chính quyền không chỉ thừa nhận vai trờ của các cơ cấu cao học đào tạo, văn hóa của Giáo Hội mà còn muốn yểm trợ các cơ cấu này nữa, là điều rất tích cực.

 

Hỏi: Trong các cuộc hội kiến Đức Hồng Y có nhận thấy các dấu vết của thảm cảnh chết đói tại Ucraine trong các năm 1932-1933 hay không?

 

Đáp: Nạn đói Holodomor đã là một thảm họa kinh khủng, mà người dân và chính quyền Ucraine không thể nào quên được, vì nó đã khiến cho hàng triệu người phải chết. Theo các sử gia và xác tín của chính quyền người ta đã cố ý tạo ra nạn đói này để tiêu diệt nhân dân Ucraine. Vì thế giờ đây chính quyền, chính tổng thống và nhân dân Ucraine đòi phải điều tra về nạn đói đó với các ủy ban nghiên cứu, với sự trợ giúp của Giáo Hội Công Giáo và Tòa Thánh. Các nghiên cứu và chia sẻ tìm tòi lịch sử sẽ liên quan tới toàn lịch sử Ucraine, cũng như việc dựng lại ký ức của mọi nước có tương quan với Tòa Thánh và đặc biệt với các Giáo Hoàng. (RG 29-5-2008)

 

Linh Tiến Khải

Mục lục

 

 

Thánh Giá và ảnh Đức Mẹ của ngày Quốc Tế Giới Trẻ tiếp tục lôi cuốn đông đảo anh chị em tuốn đến tôn vinh, chiêm ngắm và cầu nguyện.

 

Tại Lockdrige, một giáo xứ lớn tại Perth, thủ phủ miền Tây Úc Đại Lợi, do một linh mục trẻ người Việt làm chánh xứ, hàng mấy ngàn người đã tham dự các nghi thức cung nghinh Thánh Giá, diễn kịch Thương Khó, thánh lễ và chầu Mình Thánh Chúa.

 

 Từ sáng sớm, mưa tầm tã – mưa lớn như chưa từng thấy và kéo dài suốt ngày. Tuy nhiên, nhiều người cũng thấy sự lạ lùng là vào gần 1 giờ trưa, trời quang mây tạnh trong một lát để anh chị em có thể cử hành nghi thức đón tiếp Thánh Giá.

 

Cha Giuse Đồng Văn Vinh, chánh xứ nhà thờ Lockdrige cho biết giáo xứ của ngài đã làm tuần Cửu Nhật chuẩn bị cho biến cố long trọng này. Trong bài giảng thánh lễ do 4 linh mục Việt và 4 linh mục Úc đồng tế, cha Vinh nhận định rằng kinh nghiệm đạo đức chúng ta có thể thấy đang bùng lên trong những ngày này có thể sẽ chỉ là những gì hời hợt và chóng qua, nếu chúng ta không biết nhân cơ hội này để đón nhận Thánh Thần, canh tân và hoán cải.

 

Cha kêu gọi hãy để cho những kinh nghiệm đạo đức này thay đổi hoàn toàn con người của chúng ta.

 

Dù là đang mùa thi cử, nhà thờ đầy ắp giới trẻ. Trong số anh chị em tham dự thánh lễ, chúng tôi ghi nhận có 4 sơ Việt Nam mới từ quê nhà sang tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ.

Mục lục

 

Lễ Tạ Ơn, kỷ niệm 350 năm thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris 1658-2008

 

Ttại nhà thờ Đức Bà Paris, ngày Chủ nhật 08 tháng 06 năm 2008. Ngày 08.06.1658, Ðức Thánh Cha Alexandre VII chấp nhận đề nghị của Thánh Bộ Truyền Giáo bổ nhiệm cha François Pallu và cha Pierre de la Motte làm đại diện tông tòa trong các sở truyền giáo ở Trung hoa, Việt Nam và các nước lân cận; và cha François de Montmorency-Laval làm giám mục Canada. Ngày 29.07.1658, ÐTC Alexandre VII bổ nhiệm cha François Pallu làm giám mục hiệu tòa Héliopolis, cha Pierre Lambert de la Motte làm giám mục hiệu tòa Béryte, và cả hai làm Giám Quản Tông Tòa cho các sở truyền giáo Trung Hoa và Việt Nam. Từ đó, ngày 29.07.1658 đã được coi là ngày thành lập Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Ngày 17-11-1658, cha Pallu được tấn phong giám mục tại Roma. Ngày 11.06.1660, cha Lambert được tấn phong giám mục tại Paris. Ngày 09.09.1659 ÐTC Alexandre VII ban sắc lệnh thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam: ÐC François Pallu được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Ngoài, với quyền cai quản 5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào; và ÐC Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Trong, với quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành.

 

350 năm sau, ngày chủ nhật 08.06.2008, tại nhà thở Đức Bà Paris, Giáo Hội Công Giáo dâng LỄ TẠ ƠN.

 

Lễ tạ ơn này là của toàn thể Giáo Hội Công Giáo, vì có đại diện của Tòa Thánh thay mặt Đức Thánh Cha, là Đức Hồng Y Ivan Dias, Tổng trưởng Bộ Truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc,, có đại diện của trên 30 hồng y, tổng giám mục và giám mục của các nước Á châu, có đại diện của các hồng y, tổng giám mục và giám mục Pháp, có đại diện của trên 500 linh mục Á Châu và thế giới, có đại diện của đông đảo các giáo dân của các địa phận Pháp cũng như của các cộng đoàn công giáo Á châu sinh sống tại Pháp, trong đó có Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam.

 

Nhiều phần trong thánh lễ đã được cử hành bằng ngôn ngữ Á châu, bài đọc một và những lời nguyện trước và sau truyền phép. Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã đọc lời nguyện nhớ đến những kẻ đã qua đời bằng tiếng việt nam. Những bài đọc và những lời nguyện đã do các cha sinh viên Á Châu thi hành. Phần dâng lễ đã được đại diện các cộng đoàn công giáo Á châu tại Pháp tiến dâng: Việt Nam, Trung Hoa, Ấn Độ, Thái Lan, Nhật Bản, Lào, Cao Miên, Mã Lai, Nam Dương,…

 

Lời cám ơn Cộng đoàn và Tạ Ơn Chúa của Cha Bề Trên Tổng Quyền. Các giáo dân và quan khách đã vào nhà thờ. Các Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và linh mục đã an tọa. Trước khi cử hành thánh lễ, cha Gioan Baotixita ETCHARREN, Bề trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris đã ngỏ lời cám ơn.

 

• Cám ơn Ðức Hồng Y André Ving-Trois đã nhân lời đến chủ tế Thánh Lễ tạ ơn hôm nay cũng như đã chủ tế thánh lễ Khai Mạc Năm Hồng Ân, lê Ba Vua, ngày 06 tháng 01 đầu năm 2008. Và qua ĐHY, chúng con xin cám ơn Giáo Hội Pháp, và đặc biệt là Tổng Giáo Phận Paris, về sự giúp đỡ tận tâm và rộng lượng đã dành cho Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris trong những bước đầu. Từ Roanne, cha Đắc Lộ đã được Đức Cha de Maupas dẫn lên giới thiệu với Hội Thánh Thể (Compagnie du Saint-Sacrement), Vua Louis XIII, hoàng hậu Anne d’Autriche, công tước Vantadour. Thánh Vincent de Paul, nhà giảng thuyết lừng danh Bossuet, Nữ Công Tước d’Aiguillon, cha de Lingendes, cha Charles Lalemant, cha Jean Bagot,…Nhờ những giúp đỡ này, một số linh mục trẻ ưu tú của Giáo Hội Pháp đã dấn thân đáp lại tiếng gọi truyền giáo, lập nên Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Cám ơn các Ðức Giám Mục các địa phận Pháp đã gửi các linh mục đến Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris để tiếp tục công việc truyền giáo. Cám ơn tất cả những ai, đã cách này cách nọ giúp làm cho đời sống và sinh hoạt của Hội Thừa Sai được tiếp tục và phát triển phong phú. Ðặc biệt cám ơn những vị đã góp công vào việc đào tạo linh mục tại Chủng Viện Thừa Sai và tại Ðại Học Công Giáo Paris.

 

• Cám ơn Đức Hồng Y Yvan Dias, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân Tộc. Được thành lập vào ngày lễ Ba Vua 06.01.1622 do ÐGH Grégoire XV, Thánh Bộ Truyền Giáo, tiền thân của Thánh Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân Tộc hiện nay, có sứ mệnh truyền bá đức tin, đã đưa ra một đường hướng mới về truyền giáo và đặc biệt quan tâm đến việc thiết lập hàng giáo sĩ địa phương. Thánh Bô đã đóng góp rất nhiều vào việc thành lập, tổ chức và cải tiến Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Nhờ Thánh Bộ đề nghị mà Đức Thánh Cha Alexandre VII đã bổ nhiệm cha François Pallu và cha Pierre de la Motte làm đại diện tông tòa trong các sở truyền giáo Á Châu, và qua đó Hội TSHN Paris đã được thành lập vào năm 1658. Nhờ Thánh Bộ chỉ dẫn mà các thừa sai tiên khởi của Hội TSHN Paris đã thực hiện được việc rao giảng tin mừng một cách thích ứng, hữu hiệu và liên tục cải tiến. Xin Cám ơn Thánh Bộ và xin Đức Hồng Y Tổng Trưởng chuyển lên Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI lòng trung thành va hiếu thảo của chúng con.

 

• Cám ơn Đức Ðức Cha Fortunato Baldelli, Khâm Sứ Toà Thánh tại Paris. Đức cha Bagny, Khâm Sứ Tòa Thánh tại Paris vào đầu những năm 1650 là một trong những người đã góp phần giúp đỡ thành lập Hội TSHN Paris. Vài năm sau, khi phái đoàn cha François Pallu và Vincent de Meur đến Lamã vào năm 1657, Đức cha Bagny, đã trở thành Hồng Y và làm việc tại Giáo Triều, đã tiếp đón và giúp đỡ tận tình. Xin cám on Toà Khâm Sứ Paris đã luôn tiếp tục giúp đỡ Hội TSHN Paris.

 

• Cám ơn các Đức Hồng Y, Tổng Giám Mục và Giám Mục Á Châu. Trên 30 vị từ khắp các Giáo Hội Á châu: Nhật bản, Đại Hàn, Đài Loan, Việt Nam, Ai Lao, Cao Mên, Thái Lan, Miến Điện, Nam Dương, Ấn Độ, Madagascar,… đã đến cùng dâng LỄ TẠ ƠN với chúng con. Nguyên sự hiện diện của các Ngài cũng đã là một biến cố hạnh phúc cho chúng con rồi. Từ 350 năm trước đây, phát xuất từ Paris, hơn 4500 thừa sai đã đến quê hương của các Ngài để rao truyền Phúc Âm. Hạt giống tốt, người gieo giống khoẻ đã gặp được đất tốt. Hạt giống đã nẩy nở và sinh hoa trái tất đẹp hôn nay. Nhưng bao công khó, bao khốn cực, bao bắt bớ, bao bách hại. Bao nhiêu giáo dân Á Châu đã hiên ngang dổ máu mình để làm chứng cho đức tin. Chúng con xin cám ơn các Ngài, và qua các Ngài, cám ơn đồng bào và đồng hương của các Ngài đã từ 350 năm nay, tiếp đón chúng con, những thừa sai hải ngoại Paris. Xin cám ơn các Ngài vẫn còn tiếp đón các thừa sai trẻ cũng như những thanh niên chí nguyện thừa sai.

 

• Cám ơn tất cả các linh mục, tu sĩ, hội dòng và cộng đoàn công giáo đã đến tham dự thánh lễ tạ ơn hôm nay. Đặc biệt cám ơn các cộng đoàn công giáo Á Châu tại Pháp đã đông đảo đến dự lễ.

 

Tạ Ơn Chúa đã gởi đến Hội Thừa Sai trên 4500 thanh niên, để dâng minh làm thừa sai hải ngọai. Tạ Ơn Chúa đã cho Giáo Hội Pháp trung thành với sứ mệnh truyền giáo. Tạ Ơn Chúa đã cho Các Giáo Hội Á Châu dịp dâng cho Hội Thánh nhiều vị tử đạo. Tạ Ơn Chúa đã cho các thanh niên pháp cùng hiệp thông với những thanh niên kitô Á châu.

 

Sứ điệp của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, do Đức HY Yvan Dias chuyển đọc. Tiếp theo lời của cha Bề trên Tông Quyền Hội Thừa Sai, Đức Hồng Y Andrê Vingt-Trois đã giới thiệu Đức Hồng Y Yvan Dias, Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các Dân Tộc, thay mặt Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đến chủ sự buổi lễ. Ngài cũng mang theo một sứ điệp do Đức Thánh Cha gởi Các Thừa Sai Hải Ngoại Paris.

 

Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha ngỏ lời cám ơn các cha Thừa Sai Hải Ngoại Paris đã đi Á Châu rao giảng Tin Mừng. Nhờ các ngài mà các linh mục địa phương đã được đào tạo và truyền chức, nhờ đó, Giáo Hội địa phương đã được thành lập với hàng giáo sĩ địa phương, và ngày nay, với hàng giáo phẩm địa phương.

 

Trên đường đi và truyền giáo ở Á Châu, Các Thừa Sai Hải Ngoại Paris đã gặp rất nhiều khó khăn, đã bị ngăn cấm, đã phải hy sinh rất nhiều, có khi hy sinh đến cả mạng sống. Nhưng không nản chí, các ngài đã dậy giáo lý, đã chia sẻ đời sống với dân chúng, đã loan báo về Đức Kitô, đã tôn trọng và hội nhập vào văn hóa địa phương, …Đức Thánh Cha nhiệt liệt cổ võ và khuyến khích tiếp tục công cuộc truyền giáo, rao giảng Tin Mừng cho muôn dân.

 

Đức Thánh Cha cũng chào mừng ý chí làm chứng đức tin của những giáo dân. Và Ngài phó thác Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris Cho Mẹ Maria. Xin Đức Mẹ che chở và bảo trợ Hội và các Thừa Sai.

 

Lời chia sẻ Tin Mừng của Ðức Hồng Y Tổng Giám Mục Paris. Nhắc lại Tin Mừng thánh Mátthêu, 9,9-13, kể chuyện Chúa dùng bữa tại nhà Mát Thêu với những người thu thuế và tội lỗi, ĐHY Andrê Vingt-Trois đặc biết nhấn mạnh đến ý nghĩa của việc thừa sai: « Ta đến không phải để kêu gọi người công chính, nhưng để kêu gọi người tội lỗi ».

 

Tất cả những thừa sai của Hội TSHN Paris đều chỉ có một ý muốn nung nấu là đem Chúa Kitô đến cho mọi người trên khắp thế giới. Bất chấp hiểm trở, khó khăn, các thừa sai không đi tìm mạo hiểm, nhưng đi rao giảng Tin Mừng. Các ngài đi đến khắp mọi dân nước, học hỏi ngôn ngữ và văn minh của họ, rồi giới thiệu với họ về Chúa Kitô.

 

Làm việc truyền giáo, các thừa sai không khinh khi hay ruồng bỏ những kinh nghiệm, văn hóa, thói tục của những người địa phương. Nhưng các ngài cũng không quên nói lên cái nét đặc biệt của đức tin công giáo: tin vào Chúa Kitô, tin vào sự sống lại của Ngài, cậy vào sức mạnh thiêng liêng của Chúa, sức mạnh mà Chúa Thánh Linh ban cho các ngài được hưởng, đồng thời giúp các ngài làm chứng.

 

18 giờ 30, đoàn mục tử hành lễ tiến vào nhà thờ. Hai tiếng cùng cầu nguyện, cùng chia sẻ và cùng nhau tạ ơn Chúa. 20 giờ 30 đoàn hành lễ đi ra. Trên đường về nhà mặc áo, nhiều giáo dân xếp hàng hai bên đường cung tiễn. Nhiều người lợi dụng dịp may, đến chào kính hay thưa chuyện cùng chủ chăn của mình.

 

Năm Hồng Phúc kỷ niệm 350 năm thành lập hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris, 1658-2008, đã đi được gần một nửa. Từ nay theo chương trình tiên liệu, chỉ còn lại những việc chính yếu sau đây:

 

• Triển lãm về « Các Sở Thừa Sai Hải Ngoại ở Á Châu: 350 năm lịch sử và mạo hiểm», tại 128 rue du Bac, 75007 Paris. Mở cửa từ thứ ba đến chủ nhật, từ 14 đến 18 giờ. Cho đến ngày 29 tháng 06 năm 2008.

• Thứ bảy 21.06.2008, 20 giờ 00: Vũ Ấn độ, do nhóm Nrityavani ở Bangalore thực hiện; ở ME. Vào cửa tự do.

• Từ thứ tư 01.10.2008 đến thứ hai 06.10.2008: Triển lãm di sự của Thánh Nữ Têrêsa Hài Ðồng Giêsu ở nhà nguyện ME. Mở cửa từ 7 đến 18 giờ mỗi ngày. Vào cửa tự do.

• Chủ nhật 12.10.2008, 11 giờ: Lễ truyền hình ngày thế giới cầu nguyện cho các Thừa Sai ở nhà nguyện ME. Ban hợp xướng « Alessandra Lupidi » hát lễ.

• Chủ nhật 04.01.2009, 10 giờ, lễ kết thúc Năm Hồng Ân. Lễ truyền thanh trên Ðài France-Culture.

 

Paris, ngày 10 tháng 06 năm 2008

Trần Văn Cảnh

Mục lục

 

 

CỘNG ĐOÀN PHAOLÔ TUY HÒA MỪNG 50 NĂM HIỆN DIỆN

Năm 2008, năm Giáo Hội dành để kỷ niệm sinh nhật 2000 năm Thánh Phaolô. Cũng trong năm nầy, cộng đoàn nữ tu Phaolô thành Chartres Tuy Hòa thuộc tỉnh dòng Phaolô Đà Nẵng, mừng kỷ niệm 50 năm hiện diện và phục vụ tại vùng đất Tuy Hòa-Phú Yên.

 

Trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa và tri ân Hội dòng, các vị nữ tu tiền nhiệm và tất cả những ân thân nhân đã đóng góp cho sự hiện diện và phát triển, cộng đoàn Phaolô Tuy Hòa đã long trọng tổ chức lễ mừng Kim Khánh trong bầu khí long trọng và đầy thân thương.

 

Về tham dự lễ mừng có các linh mục trong giáo hạt Phú Yên và một số linh mục xuất thân từ Tuy Hòa, Chị Bề trên tỉnh dòng Phaolô Đà Nẵng cùng với ban Cố Vấn Tỉnh Dòng, các nữ tu xuất thân từ Tuy Hòa và các chị đã từng phục  vụ tại cộng đoàn Phaolô Tuy Hòa, các chức việc trong HĐGX Tuy Hòa, các cựu học sinh trường thánh Giuse, và đông đảo giáo dân.

 

Chương trình được bắt đầu với thánh lễ đồng tế long trọng và ấm cúng tại nguyện đường vừa được trùng tu sau 40 năm xây dựng. Chủ tế hôm nay là cha Giuse Trương Đình Hiền, quản xứ Tuy Hòa, quản hạt Phú Yên. Trong bài chia sẻ Lời Chúa, ngài đã nhắc lại đôi nét về hành trình hiện diện và phục vụ của các nữ tu Phaolô tại Tuy Hòa cùng những điểm giáo huấn sâu sắc của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về nét đẹp và sự cần thiết của đời tu trong Tông huấn Đời Thánh Hiến.

 

Sau thánh lễ, các khách mời được chia sẻ bữa tiệc vui chan chứa tình hiệp nhất. Tiếp theo là chương trình văn nghệ mừng 50 năm với các tiết mục ca múa, hoạt cảnh thật ý nghĩa, sống động và dễ thương do chính các soeurs dàn dựng  với sự cọng tác biểu diễn của các thành phần dân Chúa trong giáo xứ; đặc biệt có sự tham dự của các bé thiếu nhi trường mầm non Bích Du do cộng đoàn quản nhiệm.

 

Điểm đáng chú ý và gây cảm xúc cho nhiều người về tham dự lễ mừng 50 năm, chính là sự nhiệt thành cọng tác, liên đới hỗ trợ cho việc tổ chức lễ của cộng đoàn giáo xứ Tuy Hòa, thông qua các ban mục vụ chuyên trách: trang trí, truyền thông, ẩm thực, ca đoàn...

 

Giáo xứ Tuy Hòa xin được trân trọng chia sẻ niềm vui và mến chúc cộng đoàn Phaolô Tuy Hòa càng ngày càng phát triển để việc phục vụ Chúa và tha nhân đạt nhiều kết quả thiêng liêng phong phú.

 

GX. Tuy Hòa

Mục lục

 

 

 

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thái Bình trao lại Ðại Chủng Viện Mỹ Ðức cho giáo phận Thái Bình mở đại chủng viện mới.

 

Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Thái Bình trao lại Ðại Chủng Viện Mỹ Ðức cho giáo phận Thái Bình mở đại chủng viện mới.

 

(Bên cạnh khu Nhà thờ Cát Ðàm là ngôi nhà 3 tầng Ðại chủng viện Mỹ Ðức cũ)

Thái Bình, Việt Nam (7/06/2008) - Theo thông cáo của Ðức Cha Nguyễn văn Sang, giám mục giáo phận Thái Bình gửi cho linh mục tu sĩ và giáo dân trong giáo phận Thái Bình vào ngày 30/5/2008, Ngài cho biết những sự kiện quan trọng sau đây:

 

 Khu đất thuộc về Nhà thờ giáo xứ Cát Ðàm đã bị Nhà Nước lấy để làm Trường Trung Cấp dạy Nghề cho người khuyết tật, nay cũng đồng ý trả lại cho giáo phận Thái Bình.

 

1. Nhân dịp Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Thái Bình trao lại cho Tòa Giám Mục Thái Bình ngôi nhà 3 tầng (ở bên cạnh nhà thờ Cát Ðàm, tức là Ðại Chủng Viện Mỹ Ðức cũ).

2. Khu đất thuộc về Nhà thờ giáo xứ Cát Ðàm đã bị Nhà Nước lấy để làm Trường Trung Cấp dạy Nghề cho người khuyết tật, nay cũng đồng ý trả lại cho giáo phận Thái Bình.

3. Chính quyền địa phương cũng chấp thuận cho Ðức Cha Sang mở "Lớp bồi dưỡng cho các tu sĩ cao tuổi tại giáo phận". Trong thông cáo nêu rõ như sau: "Căn cứ vào tình hình mục vụ của giáo phận, nhất là để đáp ứng với các sáng kiến mục vụ rất phong phú của Giám mục và Linh mục, trong những Năm tháng gần đây, với con số các giáo xứ đã được tăng lên (độ 100), đằng khác, con số linh mục coi xứ khá khiêm tốn (chừng 45 vị), Ðức Giám mục quyết định sẽ gọi một số tu sĩ nam cao tuổi vào lớp bồi dưỡng nói trên. Lớp này sẽ chia ra từng đợt: Ðợt sớm hơn sẽ vào trung tuần tháng 9 năm 2008".

 

4. "Lớp Bồi Dưỡng sẽ được đặt tại chủng viện Mỹ Ðức cũ, nay được đặt tên mới là: Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu, sẽ do chính Ðức Giám Mục giáo phận làm Giám đốc và giảng dạy. Cộng tác với Ðức Giám mục gồm các Cha sau đây:

Cha Ðaminh Ðặng Văn Cầu - phó Giám đốc và Giáo sư

Cha Hieronimo Nguyễn Phúc Hạnh - Giáo sư

Cha Giuse Trần Xuân Chiêu - Giáo sư

Cha Gioan Baotixita Nguyễn Sơn Hải - Giáo sư

Cha Phêrô Nguyễn Ðình Tân - Giáo sư

Cha Thomas Ðoàn Xuân Thỏa - Giáo sư và Quản lý".

 

5. Ðức Cha Nguyễn Văn Sang cũng đưa ra nhận định như sau: "Việc mở lớp bồi dưỡng nói trên là một ơn trọng đại do Thánh Tâm Chúa ban, song cũng đặt ra cho chúng ta một trách nhiệm rất khó khăn là: việc đào tạo các tu sĩ lớn tuổi với khả năng giới hạn, để có thể trở thành linh mục xứng đáng, thật nhiều phức tạp về mọi mặt. Riêng về kinh tế cũng đòi hỏi trước mắt những quyết định nan giải: phải sửa chữa các phòng lớp; phải cung cấp kinh tế trong sinh hoạt cho các chủng sinh, giáo sư, và các người giúp việc".

 

Với nhu cầu thực tiễn nêu trên, Tòa Giám Mục giáo phận Thái Bình đã đưa ra lời kêu gọi như sau:

"Xin mọi thành phần Dân Chúa thực hiện những điều sau đây:

a) Trong tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu (tháng 6) Ðức Giám mục ban phép cho các xứ được chầu Mình Thánh 1 giờ để cảm tạ đội ơn Thánh Tâm và xin ơn cần thiết cho lớp bồi dưỡng.

b) Mỗi linh mục coi xứ dành 10 bổng lễ (có thể lấy lễ thứ 2) hoặc nộp cho Cha Quản lý, hoặc làm ý lễ nơi Văn phòng Tòa Giám Mục.

 

 Nhà thờ Cát Ðàm và khu Ðại Chủng Viện (Bên cạnh khu Nhà thờ Cát Ðàm là ngôi nhà 3 tầng Ðại chủng viện Mỹ Ðức cũ).

 

c) Mỗi dòng tu có mặt trong giáo phận cũng có trách nhiệm đóng góp vào quĩ bồi dưỡng này, tùy lòng hảo tâm và khả năng.

 

d) Các giáo xứ dành tất cả các tiền lắc ống, các hòm khấn xin trong tháng 6 nộp cho Cha Quản lý để dành vào việc "lớp bồi dưỡng".

 

e) Tòa Giám Mục cũng kêu gọi từ tâm thiện chí của mọi người trong và ngoài giáo phận, tiếp tục cộng tác với chúng tôi và giáo phận để thi hành sứ mệnh cao cả này, góp phần đào tạo các linh mục.

Mọi sự giúp đỡ có thể gửi tới:

 

Linh mục Thomas Ðoàn Xuân Thỏa, số 6, Trần Hưng Ðạo, thành phố Thái Bình.

Tài khoản: Rev. Doan Xuan Thoa, Vietcombank, Branche de Thai Binh,

No 59 Le Loi, Ville de Thai Binh, Viet Nam

No du compte: 0211140087392 (pour EUR)

0211370087387 (pour USD)

Code S.W.I.F.T.: BFTVVNVX021

 

Rev. Doan Xuan Thoa, Bank For Foreign of Vietnam

Thaibinh Branche (Vietcombank)

No 59, Leloi Street, Thaibinh City,

Thaibinh Province, Vietnam

Account: 0211140087392 (For EUR);

0211370087387 (For USD).

Code S.W.I.F.T.: BFTVVNVX021"

 

Ðồng Nhân

Mục lục

 

Ðức Hồng Y Mẫn nói việc mời Ðức Thánh cha sang thăm Việt Nam vào năm 2010



 

Bài của Gerard O'Connell, Ðặc Phái viên ở Rôma

 

Rôma (UCAN ZY05121.1500 Ngày 5-6-2008) -- Ðức Hồng y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn cho biết ngài sẽ mời Ðức Thánh cha Bênêđictô XVI sang thăm Việt Nam vào Năm Thánh 2010 của Giáo hội địa phương, nếu Hà Nội và Tòa Thánh thiết lập được quan hệ ngoại giao trước đó.

 

Ðức hồng y phát biểu với UCA News tại Rôma khi ngài sang tham dự cuộc họp do Cộng đoàn Emmanuel tổ chức gần đây, tại cuộc họp này các giám mục đến từ tất cả các châu lục đã thảo luận về công tác truyền giáo trên thế giới ngày nay.

 

"Sẽ là tuyệt vời" nếu Ðức Thánh cha có thể đến Việt Nam, ngài nói và thêm rằng ngài sẽ mời Ðức Thánh cha sang thăm vào năm 2010 nếu "chắc chắn" lúc đó quan hệ ngoại giao được thiết lập.

 

Giáo hội Công giáo Việt Nam dự định tổ chức Năm Thánh sẽ được khai mạc tại tổng giáo phận Hà Nội ngày 24-11-2009, và bế mạc tại tổng giáo phận Huế ngày 2-1-2011. Năm Thánh sẽ đánh dấu hai sự kiện lịch sử của Giáo hội tại Việt Nam: kỷ niệm 350 năm thành lập hai hạt đại diện tông tòa tiên khởi, và 50 năm thành lập hàng giáo phẩm.

 

Ðức Thánh cha Alexander VII thành lập hai giáo phận Ðàng Ngoài và Ðàng Trong ngày 9-9-1659. 300 năm sau, Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII thành lập hàng giáo phẩm Công giáo Việt Nam ngày 24-11-1960.

 

Năm Thánh có thể là thời điểm thích hợp cho một chuyến tông du, và vì Ðức Bênêđictô chưa từng đến châu Á, nên có thể ngài sẽ chấp nhận lời mời sang thăm Việt Nam.

 

Ý tưởng về chuyến tông du như thế "luôn nằm trong tâm trí chúng tôi" nhưng "tất cả các giám mục Việt Nam chưa chính thức thảo luận vấn đề này", Ðức Hồng y Mẫn nói với UCA News ở Rôma.

 

Ðây không phải là ý tưởng mới, nhưng có nhiều hy vọng sau khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng hội kiến Ðức Thánh cha trong chuyến viếng thăm lịch sử Vatican hôm 25-1-2007, và tỏ ý muốn thiết lập quan hệ ngoại giao.

 

Không lâu sau đó, một phái đoàn Tòa Thánh đã thăm Việt Nam từ ngày 5-11/3/2007. Các thành viên trong phái đoàn do Ðức ông Thứ trưởng ngoại giao Tòa Thánh Pietro Parolin dẫn đầu, đã dâng lễ ở nhiều nơi cho những người Công giáo sốt sắng.

 

Một thông cáo báo chí do Tòa Thánh phát hành sau khi phái đoàn trở về kết thúc bằng câu nói người Công giáo Việt Nam đã "hy vọng rằng một ngày nào đó đích thân Ðức Thánh cha sẽ viếng thăm mục vụ đất nước họ".

 

Ðức Hồng y Mẫn nói một phái đoàn khác của Tòa Thánh dự định sẽ sang thăm Việt Nam vào tháng 5/2008, nhưng các nhà chức trách Việt Nam nói họ bận và đề nghị hoãn lại đến tháng 6/2008.

 

Một số phương tiện truyền thông quốc tế giải thích sự trì hoãn này là do những căng thẳng giữa hai bên sau các cuộc biểu tình người Công giáo tổ chức tại Hà Nội vào tháng 12 năm ngoái (2007) và hôm tháng Giêng (2008) yêu cầu nhà nước trả lại tòa khâm sứ ở Hà Nội.

 

Tuy nhiên, Ðức Hồng y Mẫn bác bỏ lời giải thích đó và nói rằng lý do trì hoãn là do người Phật giáo tổ chức "một đại lễ Phật đản quốc tế ở Việt Nam từ ngày 13-17/5/2008". Việt Nam có 83 triệu dân, trong đó có 23 triệu Phật tử, hay khoảng 28%, và sáu triệu người Công giáo, hay khoảng 7%, theo đức hồng y.

 

Phái đoàn lần này, cũng do Ðức ông Parolin dẫn đầu, hiện đang chuẩn bị có chuyến thăm làm việc từ ngày 9-16/6/2008, các nguồn tin Giáo hội tại Việt Nam nói với UCA News ở đó. Các nguồn tin cho biết họ nghĩ phái đoàn sẽ viếng thăm Trung tâm Thánh Mẫu La Vang và chào thăm Ðức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn của Ðà Lạt, chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam.

 

Các nguồn tin cho biết, tại Hà Nội phái đoàn sẽ hội kiến với các lãnh đạo của tổng giáo phận Hà Nội và làm việc với các giới chức nhà nước về việc bổ nhiệm giám mục cho một số giáo phận trống tòa. Các nguồn tin hy vọng tòa khâm sứ và Giáo hoàng Học viện Piô X ở Ðà Lạt sẽ có trong chương trình nghị sự.

 

Vatican chưa tiết lộ nghị trình về chuyến thăm làm việc lần thứ 15 tại Việt Nam kể từ năm 1989. Tuy nhiên, các nguồn tin ở Rôma nghĩ phái đoàn và các đối tác Việt Nam sẽ thảo luận, giữa nhiều vấn đề khác, một ủy ban chung để lo cho "lộ trình" này và các bước cụ thể khác hướng tới thiết lập quan hệ ngoại giao, được cả hai bên công nhận là mục tiêu cuối cùng.

 

Tiến bộ đáng kể ở đây có thể hiện thực hóa "ý tưởng" của Ðức Hồng y Mẫn. Việt Nam có thể trở thành quốc gia châu Á đầu tiên nghênh đón Ðức Bênêđictô.

 

UCA News

Mục lục

 

 

 

Phái đoàn Tòa Thánh Vatican viếng thăm và làm việc tại Giáo tỉnh Hà Nội

 

Phái đoàn Tòa Thánh thăm viếng Việt Nam do Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh Vatican, dẫn đầu, hiện đang có mặt tại Việt Nam. Trong hai ngày 9 - 10/6/2008 tại Hà Nội, Đức ông Pietro Parolin và đoàn đại biểu Tòa Thánh đã có các cuộc gặp với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, làm việc với Ban Tôn giáo Chính phủ, Hội đồng Giám mục Việt Nam và UBND Thành phố Hà Nội.

 

Từ năm 1989 đến nay, các phái đoàn của Tòa Thánh đã có 15 chuyến thăm Việt Nam để thảo luận các vấn đề hợp tác giữa hai bên. Đây là chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam lần thứ ba của Đức ông Pietro Parolin. Trước đó, tháng 3/2007, Đức ông đã dẫn đầu phái đoàn Vatican đến Hà Nội và làm việc với lãnh đạo nhiều cơ quan, trong đó có Ban Tôn giáo Chính phủ.

 

Phái đoàn tới sân bay Nội Bài lúc 10 h 15 giờ Hà Nội. Đón Phái đoàn có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám mục Thanh Hoá, Phó Chủ tịch HĐGM, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục Phó Nha Trang, Phó Tổng Thư ký HHDGM, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn và Cha Lôrenxô Chu Văn Minh, Giám đốc Chủng viện Hà Nội.

 

Phái đoàn được chính phủ Việt Nam tiếp đón và sắp xếp chỗ ăn nghỉ tại khách sạn Melia ở phố Lý Thường Kiệt, cách Toà Tổng Giám Mục gần 1 km.

 

Khoảng 15 h 30 Phái đoàn đã từ khách sạn tới thăm Toà Tổng Giám Mục Hà Nội. Tiếp Phái đoàn tại Toà Tổng Giám Mục có quý Đức cha thuộc Giáo tỉnh Hà Nội, cha Giacôbê Nguyễn Văn Lý, Chính xứ Hàm Long, Quản hạt Hà Nội, cha Antôn Trần Duy Lương, cha Gioan Lê Trọng Cung, Chánh Văn phòng Toà Tổng Giám Mục và đông đảo quý linh mục, tu sĩ, giáo dân trong Tổng Giáo phận Hà Nội.

 

Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Phó Chủ tịch HĐGM, đã giới thiệu các thành viên trong Phái đoàn với cộng đồng dân Chúa hiện diện.

 

Ngài cũng cho biết Đức cha Giuse Nguyễn Văn Nhơn, Chủ tịch HĐGM và Đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Thư ký HĐGM, đang công du ngoại quốc, cho nên ngài thay mặt Giáo hội Việt Nam ngỏ lời chào mừng Phái đoàn.

 

Đức Cha Chủ tịch cho biết chuyến viếng thăm này của Phái đoàn được thực hiện trong bối cảnh có nhiều khó khăn trong các vấn đề tôn giáo và tìm điểm chung tiến tới ngoại giao giữa Toà Thánh và Việt Nam. Nhưng trong tư cách là con cái Giáo Hội, mọi người sẽ luôn sống trong hy vọng. Ngài cũng kính chúc chuyến viếng thăm và làm việc của Phái đoàn Toà Thánh đạt kết quả tốt đẹp.

 

Các em thiếu nhi Giáo xứ Chính Toà Hà Nội đã biểu diễn hai tiết mục văn nghệ ngắn gọn, vui tươi và sinh động để chào mừng Phái đoàn.

 

Đức ông Pietro Parolin, Trưởng Phái đoàn đã ngỏ lời chào mừng quý đức cha, quý cha, quý tu sĩ và giáo dân hiện diện. Ngài nói: “Tôi và Đức ông Montemayor đến Việt lần thứ ba, nhưng Đức ông Phương thì đến lần thứ 15 rồi! Mỗi lần đến Việt Nam tôi đều có những tâm tình mới và đều bắt gặp một cái gì mới mẻ. Lần đầu năm 2004 tim tôi đập mạnh, còn lần này, vì đã quen nên cho nên tôi cảm thấy rất vui (…) Chúng tôi mang đến cho anh chị em lời chào thăm và lời cầu chúc của Đức Thánh Cha và chúng tôi cũng sẽ mang về cho Đức Thánh Cha sự trẻ trung, những nụ cười tươi và tình yêu thương của anh chị em”.

 

Ngài cũng cho biết sứ vụ ngoại giao của Phái đoàn là khó khăn và để làm được việc thì cần hai điều là cương quyết và nhẫn nại. Nhẫn nại cũng là một hình thức của bác ái, vì vậy ngài xin các anh chị em cầu nguyện cho phái đoàn. Ngài cũng hứa sẽ tiếp tục cầu nguyện cho Giáo hội Việt Nam. Sau cùng ngài cám Cám ơn sự tiếp đón nồng hậu với nhiều mầu sắc của Tổng Giáo phận Hà Nội.

 

Phái đoàn cùng quý đức cha trong Giáo tỉnh đã lên thăm Đức Hồng Y Giuse Maria Phạm Đình Tụng. Các ngài đã nâng cốc chúc sức khoẻ Đức Hồng Y. Đức Ông Trưởng Phái đoàn và Đức ông Phương đã hỏi chuyện Đức Hồng Y, Đức Hồng Y trả lời bằng tiếng Pháp rằng ngài cám ơn và ngài rất hạnh phúc khi được gặp Phái đoàn.

1. Gặp gỡ  các viên chức chính quyền Hà Nội

Phái đoàn Tòa Thánh đã gặp gỡ với Phó thủ tướng và đặc trách Ngoại giao là ông Phạm Gia Khiêm và một số các viên chức chính quyền đặc trách về tôn giáo vụ. Tuy sau cuộc họp không có tuyên cáo chung về thành quả của cuộc họp, dầu vậy nguồn tin riêng của chúng tôi cho biết rằng: Hai bên đã đưa ra một số những vấn đề quan tâm chung liên quan tới tình hình tôn giáo, đặc biệt những khó khăn mà Giáo hội Công giáo còn đang phải đối diện, những quan tâm của Tòa Thánh về giáo dục, nhân quyền, công tác nhân đạo, xã hội, tình trạng giáo sĩ còn đang bị tù, việc bổ nhiệm giám mục, và sự kiện liên quan tới Tòa Khâm Sứ Hà Nội. Trong cuộc trao đổi ý kiến, hai bên đều cho rằng rằng cần tiếp tục thêm những bước đi tích cực hầu tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao song phương đầy đủ, chính thức giữa Vatican và Việt Nam.

 

Cũng nên nhắc lại rằng trong chuyến thăm Cộng hòa Italia cuối tháng 1/2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tới thăm Tòa Thánh và có cuộc hội kiến với Giáo Hoàng Benedict XVI. Tại đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đức Giáo Hoàng Benedictô XVI cũng đã nói qua về viễn ảnh việc thiết lập quan hệ ngoại giao và việc Đức Giáo hoàng sang thăm Việt Nam.

 

Về vấn đề này, Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, Đức ông Pietro Parolin cho biết hai bên đều đang hướng tới mục tiêu thiết lập bang giao. Lộ trình tiến tới mục tiêu này, được Đức ông Paroli bầy tỏ như sau: "Chúng tôi đã thống nhất thiết lập các nhóm làm việc để bàn về vấn đề này và khi được thành lập, họ sẽ có lịch trình cụ thể".

 

Thứ trưởng Ngoại giao Toà thánh đức ông Parolin cũng cho biết thêm là "trong các buổi làm việc với phía Việt Nam tại Hà Nội, hai bên đã lắng nghe quan điểm của nhau". Đức ông Pietro Parolin nói: "Chúng tôi đã giành cả ngày để đối thoại với Ban Tôn giáo Chính phủ. Tôi cho rằng chính cuộc đối thoại này đã là một kết quả và tin rằng hai bên sẽ tìm được giải pháp thông qua việc trao đổi quan đểm trung thực và xây dựng".

 

Về việc thực hiện chính sách tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua, Thứ trưởng Tòa Thánh Paroli nhận định việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong các sinh hoạt tôn giáo là "sự thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng".

 

Trong phiên làm việc với phái đoàn Vatican tại Hà nội ngày 10/6, đại diện phía Việt Nam, Trưởng Ban tôn giáo Chính phủ Nguyễn Thế Doanh khẳng định rằng: “Việt Nam đã xác định tôn giáo là nhu cầu tinh thần của người dân, như một hiện tượng xã hội khách quan tồn tại trong cộng đồng dân cư, coi đồng bào có đạo là một bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”.

 

Ông Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết: “Năm 2007, đã có 300 giáo xứ được thành lập thêm, nâng tổng số giáo xứ trên cả nước lên con số 3000. Cùng với đó, 6 đại chủng viện cũng được thành lập để đào tạo giáo chức cho các giáo xứ”.

 

Ông Nguyễn Thế Doanh cũng ghi nhận như sau: “sự đóng góp của đồng bào Công giáo trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống, nhất là thông qua nhiều hoạt động từ thiện xã hội, coi đây là hoạt động thể hiện giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo. Riêng năm 2007, đã có 11 tỷ đồng được các giáo xứ quyên góp để giúp đỡ các đối tượng khó khăn trong xã hội.”

 

Đức ông Pietro Parolin cũng đã có cuộc gặp với ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội vào trưa ngày 10/6/2008. Hai bên có nói đến và ghi nhận những tiến triển trong mối cải thiện quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam, nêu lên một số những thành tích tích cực mà người Công giáo Việt Nam đã đóng góp vào xã hội và xây dựng đất nước Việt Nam. Đặc biệt Đức ông trưởng phái đoàn vui mừng vì giáo dân Hà Nội đã có những đóng góp quan trọng trong việc xây dựng Thủ đô trở thành thành phố phát triển.

 

Phái đoàn Vatican cũng bày tỏ mong muốn phát huy vai trò của người Công giáo Việt Nam, cách riệng người Công giáo Hà Nội trong các hoạt động nhân văn, giáo dục và từ thiện, góp phần xây dựng con người và xã hội, dấn thân vào sứ mạng phát triển đạo đức và đào tạo trí thức, hầu làm bớt đi những tệ đoan xã hội hầu nâng cao phẩm giá con người mà Giáo hội hằng quan tâm. Đức ông Paroli nhận định rằng "tại Việt Nam sức trẻ của người dân là lợi thế tiềm năng phát triển".

 

Trong cuộc gặp chung, Đức ông Pietro Parolin và Chủ tịch thành phố Nguyễn Thế Thảo cũng chia sẻ quan điểm làm thế nào hầu giải quyết những vướng mắc, băn khoăn liên quan đến vụ Tòa Khâm Sứ ở tại số 42 phố Nhà Chung, Hà nội.

 

Khoảng trung tuần tháng 12, trước tình trạng Nhà Nước định biến Tòa Khâm Sứ thành khu thương mại và xây khách sạn, Đức TGM Hà Nội là Ngô Quang Kiệt đã xin giáo dân cầu nguyện và làm đơn yêu cầu chính phủ trả lại cho Giáo hội để sử dụng vào nhu cầu chính đáng. Tiếp theo, từ ngày 18.12. 2007 tới ngày 1.2.2008 tại Toà Khâm Sứ đã liên tiếp diễn ra những cuộc thắp nến cầu nguyện của Giáo dân Hà nội đòi chính quyển trả lại khu đất này cho Giáo hội. Sự đòi hỏi chính đáng của Giáo hội không những đã được người Công giáo Việt Nam hưởng ứng mà ngay du luận quốc tế cũng hết lòng ủng hộ.

 

Tưởng cũng cần nhắc lại rằng, trong vụ giáo dân cầu nguyện đòi lại Tòa Khâm sứ, khi đến giờ phút căng thẳng và gây cấn, vào ngày 30.1.2008, sau khi có những cuộc trao đổi giữa Bộ ngoại giao và Tòa Đại Sứ Việt Nam ở Italia với Tòa Thánh, Đức Hồng Y Tarcisio Bertone thuộc Phú Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã viết thư cho Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt trong đó khuyên tìm một giải pháp đối thoại và Tòa Thánh đã nhận được lời hứa một giải pháp tốt đẹp từ phía chính quyền Việt nam.

 

Ngày 1.2.2008, Đức TGM Hà Nội trong thư chung gửi giáo dân Hà Nội, ngài viết như sau: "Nhờ lời cầu nguyện tha thiết của anh chị em, công việc đã có kết qủa. Sau những căng thẳng, đã có đối thoại giữa Tòa Tổng Giám mục và Hội đồng Giám mục Việt nam với các vị lãnh đạo cao cấp của Nhà Nước để đi đến một giải pháp tốt đẹp".

 

Trong cuộc họp bàn ngày 10.6.2008, Phái đoàn Tòa Thánh cũng nêu ra những quan điểm của mình về vụ việc đất Tòa Khâm Sứ ở số 42 phố Nhà Chung, Hà nội. Chủ tịch thành phố Hà nội là ông Nguyễn thế Thảo đã khẳng định lại rằng: "Chính quyền thành phố Hà nội sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này đựa trên cơ sở đối thoại và đúng theo pháp luật". Và hai bên thống nhất hợp tác tiếp tục giải quyết thông qua đối thoại.

 

Một cách cụ thể mà nói thì chính quyền Thành phố Hà nội và Quận Hòan Kiếm vẫn theo bản cũ "kéo dài thời gian và khất lần"!

 

Theo chương trình, sau hai ngày làm việc tại Hà Nội, ngày 11/6, đoàn rời Hà Nội đi Đà lạt thăm Đức cha Nguyễn văn Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, nơi đây cũng có Viện Đại Học Đà Lạt mà Giáo Hội Việt Nam đã làm đơn xin nhận lại sử dụng. Tiếp đó thăm Trung tân Hành Hương Thánh Mẫu La Vang mà chính quyền tỉnh tỉnh Quảng Trị mới trả lại cho Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, thăm giáo phận Huế, và cuối cùng là giáo phận Saigòn và giáo phận Phú Cường ở Bình Dương.

 

2. Thăm Dòng Mến Thánh Giá Hà Nội

 

Chiều ngày 9.6.2008, Phái đoàn Ngoại giao Toà Thánh đã đến thăm Dòng MTG Hà Nội. Cùng đi với Phái đoàn, còn có Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân và cha Lorenxô Chu Văn Minh.

 

 Các nữ tu xếp hàng danh dự đón Phái đoàn từ cổng tu viện. Chị Têrêxa Đỗ Thị Hoạt, Bề trên Tổng quyền Dòng MTG, chúc mừng Phái đoàn và trình bày hiện trạng của Hội Dòng.

 

Chị cho biết hiện tại Dòng MTG Hà Nội có 133 chị khấn trọn, 92 chị khấn tạm, 17 tập sinh năm I, 14 tập sinh năm II, hơn 100 đệ tử tu hành tại 27 cộng đoàn mà chủ yếu là tại các vùng nông thôn ngoài Hà Nội.

 

Cũng theo chị Bề trên Tổng quyền, mặc dù hoàn cảnh bên ngoài còn nhiều khó khăn, song nhờ sự thương yêu và hướng dẫn của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, chị em vẫn không ngừng cố gắng đáp ứng những đòi hỏi mục vụ của thời đại và sẵn lòng phục vụ người nghèo tại các vùng sâu vùng xa.

 

Các chị em đã tặng quà cho quý đức ông trong Phái đoàn. Nhân dịp lễ thánh Barnaba ngày 11.06, các chị em còn xin phép mừng lễ quan thầy Đức ông Barnaba Nguyễn Văn Phương, với ước mong rằng nhờ lời cầu bầu của thánh Barnaba, Đức Ông và các thành viên trong Phái đoàn sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp cho Giáo Hội và đất nước Việt Nam.

 

Đức ông Pietro Parolin cầu chúc cho các chị em MTG cũng như cho mọi nữ tu ở Việt Nam biết tích cực phục vụ những người nghèo ở vùng sâu vùng xa. Ngài bảo đảm rằng lời cầu chúc của các ngài cũng là lời cầu chúc của Đức Thánh Cha.

 

Đức ông Montemayor chia sẻ trước khi sang Việt Nam lần này ngài đã nhờ các chị dòng kín cầu nguyện cho ngài. Hôm nay ngài cũng xin các chị em MTG cầu nguyện cho chuyến công du này của các ngài. Xin Chúa mở lòng các ngài và những người làm việc với các ngài để hai bên đạt được những kết quả tốt đẹp.

 

Đức ông Barnabea Nguyễn Văn Phương cám ơn các chị em MTG đã chúc mừng ngày nhân ngày lễ thánh quan thầy. Ngài nói ngài cố gắng phục vụ trong sứ mang hiện nay để góp phần làm cho Giáo Hội Việt Nam được tự do sống sứ mạng của mình. Ngài cũng xin chị em cầu nguyện cho ngài trở nên dụng cụ sắc làm việc có kết quả hơn.

 

Các chị em còn biểu diễn mấy tiết mục văn nghệ đặc sắc bằng tiếng Việt và tiếng Ý để chào mừng phái đoàn. Bầu khí cuộc gặp có tính gia đình, thân mật, ấm áp và vui tươi. Khoảng 22 h Phái đoàn rời Dòng MTG để về khách sạn Melia, nơi ở được chính quyền sắp đặt trong thời gian Phái đoàn ở Hà Nội.

3. Tham dự buổi Khai mạc Khóa Thường Huấn các linh mục Liên giáo phận tại Hà Nội

Tối ngày 9.6.2008, lúc 20g, Phái đoàn Toà Thánh đã đến phòng hội của Đại Chủng viện Hà Nội, nằm trong khuôn viên Toà TGM Hà Nội, tham dự buổi khai mạc đợt II của Khoá thường huấn linh mục.

 

Cha Lorenxô Chu Quang Minh, Giám đốc ĐCV Hà Nội cho biết: Năm nay, khoá thường huấn năm nay được chia làm hai đợt và được tổ chức chung cho 6 giáo phận Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng, Phát Diệm, Thanh Hoá.

 

 Đợt I từ ngày 02.06 đến ngày 06.06 đã diễn ra tại Toà Giám mục Phát Diệm, có khoảng hơn 150 linh mục tham dự. Đợt II, diễn ra tại Toà Tổng Giám mục Hà Nội, có khoảng 123 linh mục đăng ký tham dự.

 

Đức cha Giuse Nguyễn Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng, thay mặt quý đức cha và quý cha chào mừng Phái đoàn. Ngài giới thiệu quý đức ông trong Phái đoàn với quý cha. Ngài cũng giới thiệu Ban Giáo sư của Khoá thường huấn, gồm có cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp OP, Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng, Đức cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám mục Lạng Sơn, cha Vinh Sơn Nguyễn Thế Thủ và cha Vinh Sơn Đinh Văn Nghĩa S.J.

 

Cha Lorenxô Chu Quang Minh, Giám đốc ĐCV Hà Nội, chào mừng Phái đoàn và giới thiệu sơ lược về Đại chủng viện Hà nội. Ngài cho biết ĐCV Hà Nội hiện nay có hai cơ sở. Cơ sở II trong khuôn viên Toà Tổng Giám mục Hà Nội dành cho chủng sinh thần học. Cơ sở I ở Cổ Nhuế cách Toà Tổng Giám mục khoảng 12 km, dành cho chủng sinh triết học.

 

Chủng viện đào tạo linh mục cho 8 giáo phận Miền Bắc. Hằng năm tuyển sinh khoảng 50 chủng sinh. Chương trình đào tạo kéo dài 8 năm, bao gồm 1 năm linh đạo, 2 năm triết học, 1 năm thực tế mục vụ và 4 năm thần học.

 

Cha Giám đốc cũng cho biết Đức TGM Hà Nội hiện nay không chỉ coi trọng việc đào tạo trong chủng viện, mà còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đào tạo tiền chủng viện và đào tạo liên tục sau khi tốt nghiệp chủng viện. Chính theo ý hướng này mà năm nay có khoá thường huấn dành cho linh mục 6 giáo phận Miền Bắc.

 

Cha Giám đốc cũng nhân dịp này bày tỏ lòng biết ơn sự trợ giúp hiệu quả của Bộ Truyền giảng Tin mừng cho các dân tộc đối với ĐCV Hà Nội. Sự hiện diện của Phái đoàn tại ĐCV mang lại niềm vui và sự khích lệ cho Ban Giám đốc trong trách vụ đào tạo linh mục.

 

Ngỏ lời với quý cha, Đức ông Pietro Parolin cho biết ngài sang Việt Nam lần thứ ba và Đức ông Phương sang lần thứ 15, nhưng đây là lần đầu tiên phái đoàn có cơ may gặp gỡ đông đảo các linh mục của các giáo phận.

 

Ngài cho biết sự hiện diện của Phái đoàn Toà Thánh hiện diện ở Việt Nam có hai vai trò chủ yếu. Một là góp phần gia tăng sự hiệp nhất khắng khít vốn có giữa Toà Thánh và Giáo Hội Việt Nam. Hai là liên hệ với Chính phủ Việt Nam. Vai trò thứ nhất có tính cách thuần tuý tôn giáo. Vai trò thứ hai có tính cách chính trị. Tính cách chính trị này không theo nghĩa thông thường mà cốt yếu là để Giáo Hội được tự do hơn trong hoạt động tông đồ, thực thi sứ mạng của mình.

 

Đức ông Parolin cũng cho biết thêm rằng Phái đoàn sẽ cố gắng thực thi vai trò trên đây, vì lợi ích của Giáo Hội và của Việt Nam. Trích dẫn Gaudium et Spes, ngài khẳng định: “Giáo Hội và Nhà Nước là hai thực thể độc lập, nhưng cần thiết phải cộng tác với nhau thế nào để phục vụ cho Giáo Hội và Đất Nước nhiều hơn”.

 

Liên quan đến vấn đề thường huấn, Đức ông Trưởng Phái đoàn nhận xét: GHVN là một giáo hội năng động dù gặp nhiều khó khăn. Ước mong giáo hội ở các nơi khác đến Việt Nam để thấy điều này. Tuy nhiên, hiện tại GHVN cũng đang phải đối diện với những thách đố là hiện tượng tục hoá, trào lưu hưởng thụ vật chất, thói tự mãn không cần Thiên Chúa. Đấy là những vấn đề cần vượt qua để hướng về tương lai. Các anh em linh mục đến đây để được đào tạo và để khi trở về địa phương, anh em đào tạo lại giáo dân của mình, giúp họ vượt qua những thách đố trên đây.

 

Trần Tâm (tổng hợp)

Mục lục

 

Phái đoàn Toà Thánh viếng thăm Giáo phận Đà Lạt

 

ĐÀ LẠT -- Từ năm 1989, năm sau biến cố Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II đáng kính phong thánh cho 117 vị Tử đạo Việt Nam, đã có 14 chuyến viếng thăm và làm việc của Phái đoàn Toà Thánh với Chính quyền và Giáo Hội tại Việt Nam.

 

Lần viếng thăm thứ 15 này, Đức ông Thứ trưởng Ngoại giao Pietro Parolin đã cùng với 2 Đức ông Luis Mariano Montemayor thuộc Phủ Quốc vụ khanh Toà Thánh và Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Vụ trưởng Bộ Truyền giáo, đã đến Hà Nội vào chiều ngày thứ Hai, 9-6-2008.

 

Sau khi làm việc và thăm Giáo phận Hà Nội, trưa hôm nay, ngày thứ Tư, 11-6, Phái đoàn lên đường vào thăm Giáo phận Đà Lạt, thuộc tỉnh Lâm Đồng. Đây là lần viếng thăm thứ hai của Phái đoàn Toà Thánh dành cho Giáo phận này.

 

Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, Giám mục Giáo phận, cùng với đại diện Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã đến đón Phái đoàn tại phi trường Liên Khương và tháp tùng Phái đoàn về Đà Lạt. Tại đây, Phái đoàn chào thăm Chính quyền địa phương và được đưa về Nhà nghỉ.

 

Ban chiều, Phái đoàn dành trọn thời gian cho việc thăm viếng Giáo phận qua nghi lễ đón chào tại Toà Giám mục và Thánh lễ tại Nhà thờ Chính toà.

 

Tại Toà Giám mục, từ 15g00, các linh mục và tu sĩ, chủng sinh đã quy tụ tại Toà Giám mục để trân trọng chào mừng quý Đức ông trong Phái đoàn. Tại đây, Đức cha Phêrô giới thiệu Phòng Truyền thống Giáo phận, đưa các Đức ông đến viếng nhà nguyện và nói chuyện với các linh mục, tu sĩ.

 

Sau đó, tất cả cùng về Nhà thờ Chính toà để Phái đoàn gặp gỡ cộng đồng Dân Chúa và cử hành Thánh lễ kính Thánh Barnaba Tông đồ, vị Thánh đã có công rất lớn trong việc đưa Tông đồ Phaolô hội nhập với cộng đoàn tín hữu sơ khai.

 

Thánh lễ đồng tế trọng thể cầu nguyện cho Giáo Hội địa phương sẽ do Đức cha Phêrô chủ sự, cùng đồng tế với quý Đức ông trong Phái đoàn còn có Đức cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám mục Giáo phận Mỹ Tho, Đức cha Giuse Võ Đức Minh, Giám mục phó Giáo phận Nha Trang, cũng như đông đảo quý cha trong linh mục đoàn Giáo phận.

 

Thánh lễ kính Thánh Barnaba hôm nay có một ý nghĩa rất đặc biệt vì đây cũng là Thánh lễ mừng bổn mạng Đức ông Nguyễn Văn Phương - người đã liên tục tháp tùng Phái đoàn Toà Thánh trong suốt 15 lần viếng thăm Việt Nam - Đức ông Pietro Parolin, trưởng đoàn, giảng lễ, và được ngài phiên dịch.

 

Đầu Thánh lễ, Đức cha Phêrô gợi lại biến cố cách đây 20 năm, 117 Thánh Tử đạo Việt Nam đã được tôn phong ngày 19-6-1988. Cuối Thánh lễ, Cha Tổng Đại diện nói lời chào mừng của dân Chúa và dâng lên các Đức ông món quà kỷ niệm của Giáo phận.

 

Sau Thánh lễ, Phái đoàn cùng với quý Đức cha và quý Cha trở về Toà Giám mục dùng cơm tối.

 

Sáng ngày thứ Năm, 12-6, Phái đoàn sẽ lên đường đi Huế. Ngày thứ bảy, 14-6, rời Huế vào Sài Gòn. Ngày Chúa nhật, 15-6, rời Sài Gòn về Rôma, kết thúc chuyến viếng thăm Việt Nam lần thứ 15.

 

Lm. Giuse Trần Ngọc Liên

Mục lục

 

 

Tường thuật cuộc viếng thăm của Phái Đoàn Toà Thánh tại La Vang

 

Thứ sáu, 13 tháng 6 năm 2008, Phái đoàn Toà Thánh đến Thánh Địa La Vang. Phái đoàn gồm Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng Ngoại giao của Toà Thánh, Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Vụ trưởng Bộ Truyền giảng Phúac Âm cho các dân tộc, Đức ông Luis Mariano Montamayor, tham biện Toà Sứ thần tại Phủ Quốc Vụ Khanh.

 

Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Huế, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, cùng đi theo Phái đoàn. Đúng 08g30, đội kèn của Nhà Thờ Chính Toà Phủ Cam cử hành bài Hành Khúc Giáo Hoàng trong khi được tin Phái đoàn sắp đến Thánh Địa La Vang. Cọng đoàn hành hương hân hoan vui mừng đón tiếp Phái Đoàn đến.

 

Đúng 08g45, Thánh Lễ kính Đức Mẹ La Vang được cử hành tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang vừa mới được trùng tu. Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Huế chủ tế. Cùng đồng tế, có Ba Đức ông trong Phái Đoàn Toà Thánh, Đức Đan Viện phụ Thiên An, cùng 70 linh mục. Con số tu sĩ và giáo dân tham dự ước độ 5.000 người.

 

Trước Thánh Lễ, linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị đọc lời của Tổng Giáo Phận Huế chào mừng Phái Đoàn Toà Thánh tại Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang như sau.

 

Trọng kính Đức Ông PIETRO PAROLIN, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Toà Thánh,

Kính thưa Đức Ông Barnabê NGUYỄN VĂN PHƯƠNG, Vụ trưởng Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các dân tộc,

Kính thưa Đức Ông LUIS MARIANO MONTAMAYOR, Tham Biện Toà Sứ Thần tại Phủ Quốc Vụ Khanh.

 

Hôm nay, Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang được vinh dự đón tiếp Phái Đoàn Toà Thánh, dưới sự bảo trợ của Hiền Mẫu La Vang. Đại diện cho mọi thành phần dân Chúa, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân đang hiện diện, chúng con xin bày tỏ lòng yêu mến và biết ơn sâu xa của chúng con vì sự ưu ái của Phái đoàn đối với Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang. Chúng con cũng xin Quý Đức Ông kính dâng lên Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh và Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các dân Tộc, lòng yêu mến nồng nàn và sự tuân phục hiếu thảo của chúng con.

 

Kính thưa quí Đức Ông,

Thánh địa La Vang nằm trong xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo Phận Huế và cách thành phố Huế khoảng 60 km về phía Bắc. Đúng 210 năm về trước, La Vang là một thôn nhỏ bé nằm sâu trong rừng thiêng nước độc. Vào tháng 8 năm 1798, Vua Cảnh Thịnh, Nhà Tây Sơn, ra sắc chỉ cấm Đạo Công giáo. Để tránh những cuộc tàn sát đẫm máu, một số giáo dân vùng Quảng Trị chạy trốn vào rừng La Vang nầy. Họ tập trung cầu nguyện và lần hạt, kêu xin Đức Mẹ cứu giúp, che chở. Một ngày kia, trong lúc họ đang đọc kinh cầu nguyện, Đức Mẹ hiện ra rực rỡ tươi đẹp vô cùng.

 

Đức Mẹ phán với họ: "Các con hãy tin tưởng, hãy cam lòng chịu khổ. Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ này về sau, những ai chạy đến cầu khẩn với Mẹ tại chốn nầy, Mẹ sẽ nhậm lời ban ơn theo ý nguyện". Từ 210 năm nay, nhiều người, lương cũng như giáo, hằng ngày hành hương về La Vang và đã nhận được nhiều ơn huệ phần hồn cũng như phần xác. Hiện giờ hằng năm, có bốn cuộc hành hương theo truyền thống tại La Vang, và cứ ba năm một lần, có Đại Hội Hành Hương toàn quốc kéo dài ba ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8, vào dịp lễ Mẹ Lên Trời Hồn Xác.

 

Năm 1998, kỷ niệm 200 Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, số khách hành hương lên đến 250000 người. Trong tháng 8 năm 2005, dịp Đại Hội Hành Hương lần thứ 27, số người hành hương đã đạt đến gần 50.0000 người.

 

Còn vấn đề đất của Trung tâm, trước đây, La Vang đã có hơn 23 hecta. Nhưng từ 1975, La Vang chỉ được sử dụng gần một phần ba, khoảng hơn 6 hecta. Ngày 14 tháng 1 năm 2007, Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế đã có văn thư gởi cho Chính Quyền Trung Ương đề nghị giải quyết đất của Trung tâm La Vang để Giáo Hội Việt Nam có thể đáp ứng tốt hơn, những nhu cầu mới.

 

Ngày 10 tháng 8 năm 2008, trong một buổi họp giữa phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế và Chính Quyền Tỉnh Quảng Trị, Ông Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính nói lên quyết tâm của Chính Quyền muốn giải quyết dứt điểm vấn đề đất La Vang và hứa sẽ trao lại gần toàn bộ đất La Vang, khoảng 21 hecta, cho Giáo Hội Việt Nam, trừ hơn 2 hecta sau con suối. Trên phần đất sau con suối nầy, Chính Quyền và Trung Tâm La Vang cam kết sẽ không xây dựng bất cứ cơ sở nào hết, chỉ trồng cây làm khu sinh thái, và khi cần thiết, La Vang có thể tạm thời sử dụng mặt bằng.

 

Cho đến hôm nay, vẫn còn là một cam kết trên nguyên tắc và bằng miệng. Cần phải chờ đợi hoàn tất thủ tục đo đạc, cắm móc và giải toả mặt bằng trước khi có một văn bản chính thức và hợp pháp. Hiện nay việc làm thủ tục đang được tiến hành, chúng con hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết trước ngày khai mạc Đại Hội Hành Hương 13 tháng 8 sắp tới.

 

Đền Thánh La Vang đã được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nâng lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường do Tông thư Magno Nos ngày 22 tháng 08 năm 1961. Đền Thánh nầy đã bị phá huỷ hoàn toàn trong cuộc chiến 1972.

 

Ngày mồng 01 tháng 05 năm 1980, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thiết lập Thánh Địa La Vang làm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc, lặp lại quyết định ngày 13 tháng 04 năm 1961 trước đây của Hộị Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam.

 

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường nhắc đến Đức Mẹ La Vang trong những dịp đặc biệt, như dịp phong thánh các Chân Phước Tử Đạo Việt Nam tại Roma (ngày 19 tháng 06 năm 1988), dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 1993 tại Denver, dịp tiếp kiến Phái đoàn Giám Mục Việt Nam về Roma ngày 14-12-1996, viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô.

 

La Vang cũng được vinh dự đón tiếp nhiều Phái đoàn của Toà Thánh đến kính viếng như Phái đoàn của Đức Hồng Y Roger Etchegaray, phái đoàn của Đức Hồng Y Crescenzio Sepe và hôm nay, Phái đoàn của Đức Ông Pietro Parolin.

 

Kính thưa quí Đức Ông, đó là một vài điểm chính yếu, chúng con xin vắn tắt đệ trình lên Phái đoàn để tường. Một lần nữa, chúng con xin chân thành cám ơn Phái đoàn đã đến kính viếng Linh Địa La Vang.

 

Xin Thánh Mẫu La Vang ban tràn đầy ân phúc xuống trên quí Đức Ông. Chúng con xin kính dâng lên Quí Đức Ông một kỷ vật nhỏ để nhớ về La Vang. Chúng con xin trân trọng kính chào.

 

Sau bài chào mừng, Thánh Lễ bắt đầu. Trong bài giảng Thánh lễ hôm nay, Đức ông Pietro Parolin, trưởng Phái Đoàn Toà Thánh, nói lên những điều như sau bằng tiếng Italia, và Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương dịch ra tiếng Việt. Chúng tôi tóm lược được những điều sau đây.

 

Lạy Mẹ La Vang, chúng con cảm tạ Mẹ đã cho phép chúng con đến đây, trong Thánh Địa của Mẹ, để cầu nguyện với Mẹ, Mẹ Hoà Bình, Mẹ của Đất Nước Việt Nam, Mẹ của mọi tín hữu. Chúng con đến đây để cầu nguyện với Mẹ, hiệp cùng với những tín hữu hiện nay đang có mặt ở đây, và cùng với những người sau nầy sẽ đến đây cầu nguyện với Mẹ.

 

Chúng tôi, Phái Đoàn Toà Thánh được Đức Thánh Cha gởi đến đây. Xin chào mừng tất cả Quý Đức Cha, Các Cha, quý Tu sĩ và giáo dân có mặt tại đây.

 

Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta đều thuộc một gia đình, Gia Đình Giáo Hội. Ở đây, không một người nào lẽ loi vì ở đây có Mẹ. Tất cả mọi người đều cần có Mẹ. Lạy Mẹ, chúng con là con của Mẹ, chúng con đến đây trong tình yêu thương và tin tưởng. Đây là trung tâm, nơi quy tụ tất cả mọi người của Đất Nước Việt nam và từ khắp nơi, để hiệp nhất với những người tuy không cùng một tín ngưỡng, nhưng cũng là một dân tộc, cũng là đồng bào với nhau. Xin Mẹ cho tất cả mọi người được đầy hồng ân, hạnh phúc. Xin ban cho mọi người trên Đất Nước nầy được đời sống tâm linh, đời sống đạo đức xã hội.

 

Sau 15 lần viếng thăm Việt Nam, đây là lần đầu tiên chính thức của Phái Đoàn Toà Thánh đến thăm Thánh Địa La Vang. Chúng tôi chân thành cám ơn Chính Quyền Quảng Trị. Những gì chúng tôi yêu cầu đều được Chính Quyền đáp ứng thoả đáng. Sự hiện diện của Phái Đoàn chúng tôi hôm nay tại đây chứng tỏ sự ưu ái của Đức Thánh Cha đối với nơi nầy.

 

Phái đoàn thăm đại điện chính quyền Quảng Trị

Thánh Địa La Vang nầy đã được sự quan tâm cua Giáo Quyền và của các Đức Thánh Cha là điều rõ ràng, ai cũng biết. Tôi chỉ xin nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói năm 1988 trong dịp lễ Phong Các Thánh Tử đạo Việt Nam: Ngài ưu ái cầu mong nơi đây sớm được tái thiết để trở nên nguồn an bình cho mọi người.

 

Chúng tôi cảm tạ vì chương trình tái thiết nầy luôn được sự đóng góp, cộng tác giữa những người có trách nhiệm và tin tưởng.

 

Dĩ nhiên, sự hiện diện của Phái Đoàn Toà Thánh hôm nay tại nơi đây là đại diện cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Đức Thánh Cha hứa sẽ gởi Thông Điệp và Phép lành Toà Thánh đến cho Đại hội La vang năm nay (cộng đoàn hành hương vỗ tay vang trời thật lâu). Sự hiện diện của Phái Đoàn Toà Thánh luôn luôn là sự hiện diện của Đức Thánh Cha vì chính Ngài gởi chúng tôi đến đây và gởi lời chào mừng đến từng mỗi người (cộng đoàn hành hương lại vỗ tay vang đội).

 

Như một lưu niệm cụ thể, Đức Thánh Cha gởi đến đây Chiếc Hào Quang để nói lên sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể, Con Đức Cháu Trời, và sự hiện diện của Đức Mẹ Maria nơi Thánh địa nầy. Vậy xin Mẹ làm cho mỗi người chúng con tin tưởng thế nào Mẹ cũng sẽ ban ơn cho chúng con.

 

Trong những lần hiện ra tại đây, Mẹ dạy chúng con đến đây cầu nguyện thì thế nào cũng được Mẹ nhậm lời, như lời Mẹ phán: từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu Mẹ tại chốn nầy, Mẹ sẽ ban ơn cho họ. Thật như lời thánh Bênađô quả quyết: không ai chạy đến với Mẹ mà phải ra về tay không. Và như chúng ta có thể thấy, Mẹ ban cho chúng ta hôm nay có gió mát hài hoà…

 

Bỗng hàng ngàn người hành hương tại Thánh Địa La vang xôn xao cực độ khi vừa nghe Đức ông Pietro Parolin nói “Mẹ ban cho có gió mát hài hoà…” vì họ đang chứng kiến một cảnh lạ trên trời: ngay trên bầu trời La Vang, bên dưới là Ba Cây Đa, nơi Đức Mẹ hiện ra, nơi đang diễn ra Thánh Lễ, mặt trời dịu lại một cách bất ngờ, và xuất hiện một vòng tròn tuyệt đẹp vây quanh mặt trời. Cảnh tượng quá bất ngờ và quá đẹp nầy làm cho hàng ngàn người sửng sốt. Nhiều người quá ung sướng hô lên: “Sự lạ, sự lạ”. Hàng ngàn cặp mắt cùng hướng lên mặt trời đang nằm giữa vòng tròn quá đẹp.

 

“Sự lạ” nầy kéo dài đến năm phút. Nhiều người đã chụp ảnh được hiện tượng nầy. Tôi thấy khuôn mặt nhiều người rất cảm động. Và tôi cũng thấy một số người rút điện thoại di động ra, báo tin cho người thân ở xa biết ở Thánh Địa La Vang đang có một hiện tượng lạ. Chính tôi cũng ghi được một số hình ảnh về hiện tượng nầy.

 

Thánh lễ được tiếp tục trong niềm hân hoan của mọi người, và kết thúc lúc 10g15. Sau Thánh Lễ, ba Đức ông trong Phái Đoàn Toà Thánh được các tín hữu hành hương vây quanh chào đón với tất cả sự nồng nhiệt vui mừng, làm cho các Đức ông cảm động, lưu luyến.

 

Đúng 10g45, Phái Đòan Toà Thánh ra thăm Chính Quyền Quảng Trị tại Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Trị ở Thị xã Đồng Hà. Đức Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Huế đi theo Phái Đoàn. Và tháp tùng Phái Đoàn, có linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị.

 

Tại buổi viếng thăm nầy, Đức ông Trưởng Phái Đoàn Toà Thánh có đặt vấn đề về Đất La Vang. Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Huế cũng góp ý về vấn đề nầy. Và chúng tôi được biết thêm một lần nữa, qua lời của ông Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh Quảng Trị, quyết tâm của Chính Quyền Quảng Trị giải quyết vấn đề La Vang trong êm đẹp và thông cảm.

 

LM Nguyễn Vinh Gioang

Theo Vietcatholic News

Mục lục

 

Thiếu Nhi hạt Thủ Đức, giáo phận Saigòn, cấm trại Hè

Thủ Đức - 07.06.2008 – Khi những tiếng ve ngân vang rộn ràng báo hiệu mùa hè đã về, các bạn trẻ sinh viên, học sinh lại có những ngày hè nghỉ ngơi sau một năm học miệt mài với đèn sách. Hôm nay Thứ Bảy 07.06.2008 vừa qua, Ban Mục Vụ Giới Trẻ Hạt Thủ Đức phối hợp với Ban Mục Vụ Thiếu Nhi của Hạt đã tổ chức một ngày trại hè 2008 cho Thiếu Nhi của 12 Giáo Xứ trong Hạt Thủ Đức thuộc Giáo Phận Sài Gòn, với các Giáo Xứ: Bình Chiểu, Bình Thọ, Châu Bình, Fatima Bình Triệu, Hiển Linh, Khiết Tâm, Thánh Nguyễn Duy Khang, Tam Hà, Tam Hải, Thủ Đức, Từ Đức, Xuân Hiệp.

 

 Vì đây là lần đầu tiên tổ chức, nên Ban Tổ chức chỉ giới hạn mỗi Giáo Xứ với 30 thiếu nhi từ 10 đến 14 tuổi và 3 Anh Chị Giáo Lý Viên, riêng các Giáo Xứ Hiển Linh, Bình Thọ, Bình Chiểu và Xuân Hiệp chỉ có đại diện 20 người. Tổng số thành viên Ban Tổ Chức và các em Thiếu Nhi lên tới 380 người. Ngày trại được tổ chức tại khuôn viên trụ sở Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Xuân Hiệp – Thủ Đức. Ngay từ sáng sớm với niềm vui rạng rỡ trên khuôn mặt, các em thiếu nhi đã hiện diện đông đảo tại khuôn viên của ngày trại. Ngay sau khi tập trung, các em đã được các Anh Chị Giáo Lý Viên điểm danh và căn dặn những nội quy của ngày trại, tiếp đến là phần ôn lại Bài hát chủ đề và những bài hát sinh hoạt chung. Được biết chủ đề của ngày trại năm nay thật ý nghĩa: “Nhờ Mẹ Maria, em đến với Thầy Giêsu”.

 

Sau khi điểm danh và ổn định, cha Fx. Trần Văn Cường, chánh xứ Xuân Hiệp, đã đại diện Cha Bề Trên Giám Tỉnh Dòng Don Bosco và Cha Giám Đốc Cộng Thể Học Viện Thần Học Philip Rinaldi nơi tổ chức ngày trại, có đôi lời chào đón Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ và các Anh Chị Giáo Lý Viên trong Ban Tổ chức cùng các em Thiếu Nhi của Hạt Thủ Đức đã chọn địa điểm Trụ Sở Nhà Dòng để tổ chức ngày trại. Với tinh thần yêu thương và phục vụ giới trẻ, Cộng Đoàn Học Viện Philip Rinaldi đã sẵn sàng đón tiếp và tích cực hỗ trợ cho ngày trại này.

 

Sau vài lời phát biểu, cha Fx. Trần Văn Cường đã kêu gọi mọi người và các em Thiếu Nhi tham dự cùng cất lên kinh Lạy Cha và 3 kinh Kính Mừng dâng kính Đức Mẹ để khai mạc ngày trại, và ngài cũng đã ban Phép Lành cho tất cả mọi người cùng cầu chúc mọi người có một ngày trại thật vui tươi và bổ ích. Tiếp đến, đội múa lân rất hoành tráng của Giáo Xứ Thánh Nguyễn Duy Khang đã biểu diễn bài múa lân để khai mạc ngày trại hè 2008 Thiếu Nhi Hạt Thủ Đức.

 

Sau đó, các Em thiếu nhi được hướng dẫn về các lều trại của Giáo Xứ mình để trang trí cho lều trại. Từ 9giờ đến 11giờ 15 tất cả các em đã cùng tham dự trò chơi “Rung Chuông Vàng” theo tài liệu học hỏi về Đức Trinh Nữ Maria, nhằm khích lệ và cổ võ nơi các em lòng yêu mến Đức Mẹ nhiều hơn. Sau cuộc thi “rung chuông vàng”, thì từ 11giờ 30 đến 12giờ 45, các em đã theo từng đội để dùng cơm trưa. Mỗi thành viên cùng các em thiếu nhi đã nhận được những phần ăn trưa rồi trở về lêu trại của mình để cùng chia sẻ với nhau những món ăn ngon miệng và vui tươi trong tình huynh đệ – yêu thương đoàn kết.

 

Sau giờ cơm trưa, các em đã có khoảng 20 phút để nghỉ ngơi đôi chút nhằm chuẩn bị cho giờ sinh hoạt vào buổi chiều. Từ 13giờ đến 14giờ 30 tất cả các em đã tập họp trong hành lang trước sân khấu của Học Viện Rinaldi để tham dự phần văn nghệ, mỗi Giáo Xứ đều đóng góp 1 tiết mục văn nghệ ngắn gọn.

 

Bằng những bài ca và những hoạt cảnh chủ đề ca ngợi và cổ võ lòng sùng kính Đức Mẹ Maria, các em thật vui tươi, năng động và phấn khởi trong giờ văn nghệ này. Sau giờ văn nghệ các em đã có hơn một tiếng đồng hồ với những trò chơi vận động tại sân bóng của Học Viện.

 

Trước khi kết thúc ngày trại các em đã có 30 phút tham dự giờ Chầu Thánh Thể tại Nguyện Đường của Giáo Xứ Xuân Hiệp để tạ ơn Chúa và Mẹ Maria sau một ngày sinh hoạt vui chơi trong ơn nghĩa Chúa và trong tình huynh đệ ỵêu thương.

 

Sau giờ Chầu Thánh Thể các em nhổ trại và tập trung tại sân chơi nhà đa năng để tham dự phần Phát Thưởng Thi đua và bế mạc ngày trại hè 2008. Một em đã diện tất cả các Bạn Thiếu Nhi của Hạt Thủ Đức ngỏ lời cám ơn Quý Cha, Quý Thầy, Quý Sơ và Các Anh Chị trong Ban Tổ Chức của Hạt, đồng thời cũng cám ơn Cộng Đoàn Don Bosco Xuân Hiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho các em trong ngày hội trại thật vui tươi và bổ ích.đ

 

Cuối cùng, lúc 17giờ 30 chiều, các em đã cùng nhau hát vang “Bài Ca chia tay và Lên Đường” mang theo nơi mình những tâm tình và niềm vui của ngày trại hè 2008. Các em đã trở về giáo xứ của mình với quyết tâm sống thật tốt như những Thiếu Nhi ngoan hiền của Chúa Giêsu và Mẹ Maria theo gương Thánh Trẻ Đaminh Savio: “Bạn của tôi là Chúa Giêsu Thánh Thể và Mẹ Maria”.

 

Fx. Đức Thịnh, SBD

Mục lục

 

TÌM HIỂU & SỐNG ĐẠO

 

NHẬN ĐỊNH VỀ CUỘC HỘI THẢO QUỐC TẾ

VỀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI, TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ LIÊN ĐỚI XÃ HỘI

 

Bài phát biểu của Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam,

nhân chuyến viếng thăm Trụ sở Trung ương Misereor, Đức, vào tháng 6-2008

 

Kính thưa Gs Joseph Sayer, Giám đốc Điều hành,

Gs. Ulrich Dornberg, Trưởng ban Việt Nam

 

Kính thưa Quý vị,

 

Ngay sau đại hội X của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) tại Hà Nội, Misereor đã phối hợp với Viện Khoa học Xã hội tổ chức cuộc Hội thảo Quốc tế với chủ đề: Công bằng xã hội, Trách nhiệm xã hội và Liên đới xã hội, từ ngày 15 đến 19-10-2007, tại Hà Nội.

 

 

Nhân dịp gặp gỡ này, tôi muốn chia sẻ với quý vị về một số nhận định và kết quả mà Hội thảo đã đạt được trong diễn tiến của cuộc Hội thảo cũng như các ảnh hưởng của cuộc Hội thảo trong Giáo hội Việt Nam và trong xã hội Việt Nam. Những nhận định này không phải là kết quả của cuộc nghiên cứu lâu dài và rộng lớn mà chỉ có tính cách cá nhân nhưng hy vọng chúng có thể đóng góp cho quý vị trong những hoạt động tương lai.

 

1. DIỄN TIẾN HỘI THẢO

 

1.1. Về phía tham dự viên, HĐGMVN đã cử những thành viên cao cấp nhất tham dự cuộc Hội thảo này như Hồng y GB. Phạm Minh Mẫn, Phó chủ tịch; Tổng Giám mục Joseph Ngô Quang Kiệt, Tổng Thư ký; Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc, Chủ tịch Uỷ ban Giáo lý Đức tin; Giám mục Phaolô Nguyễn Thanh Hoan, Chủ tịch Uỷ ban Bác ái Xã hội; Giám mục Michael Hoàng Đức Oanh, Chủ tịch Uỷ ban Truyền giáo; Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Chủ tịch Uỷ ban Truyền thông Xã hội; Giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Uỷ ban Giáo dân; và cá nhân tôi (Gm. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn), Chủ tịch HĐGMVN. Ngoài ra, còn kể thêm Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, Thư ký Thường trực của HĐGMVN kiêm Tổng Thư ký của Uỷ ban Bác ái Xã hội.

 

Ngoài những tham dự viên đến từ HĐGMVN, chúng tôi còn thấy có sự tham dự của nhiều người Công giáo Việt Nam khác như Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, từ Philippines; Lm. Nguyễn Thái Hợp, Giáo sư Trần Duy Nhiên, Nữ tu Consolata Hồ Thị Chính, Nữ tu Elizabeth Lê Thị Thành, Ô. Vũ Tú Hoà, Giáo sư Trần Văn Đoàn, từ Taipei.

 

Sự hiện diện đông đảo của các tham dự viên Công giáo trong Hội nghị Quốc tế này nói lên sự trân trọng của các tổ chức trí thức và xã hội cũng như của chính quyền đối với sự đóng góp của người Công giáo trong lĩnh vực xã hội.

 

1.2. Đây là một cuộc Hội thảo Quốc tế quan trọng có nhiều nhân vật đang lãnh đạo các tổ chức chính quyền cũng như đại học ở Việt Nam tham dự, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội. Sự hiện diện của họ nói lên mối quan tâm của chính quyền và của cả Đảng Cộng Sản Việt Nam trước các vấn đề xã hội hiện nay. Như các bạn đã biết, dân tộc Việt Nam với dân số 86 triệu người là một nước đang trên đường phát triển. Sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới qua tổ chức WTO còn rất mới mẻ đối với Việt Nam.

 

Những vấn đề xã hội nghiêm trọng được nêu lên trong bản báo cáo của nhiều thuyết trình viên như vấn đề giáo dục giới trẻ (chiếm 60% dân số), bình đẳng giới (phụ nữ chiếm 51% dân số), các nạn nhân xã hội như người nghèo (chiếm 22% dân số), người khuyết tật (chiếm 6,2% dân số), người goá bụa do chiến tranh để lại (2,6 triệu người), người uống rượu và nghiện rượu (20 triệu người), phá thai (1,4-2 triệu ca), nhiễm HIV/AIDS (300.000 người), nghiện ma tuý (180.000 người)… đang đòi hỏi mỗi người Việt Nam cần phải ý thức về công bằng, trách nhiệm và tình liên đới xã hội. Sự tham gia của người Công giáo cũng như tín hữu của các tôn giáo khác trong lĩnh vực xã hội là một yêu cầu cấp thiết hiện nay.

 

1.3. Đây là lần đầu tiên người Công giáo đã có nhiều bài tham luận (7 bài/30 bài) được phát biểu chính thức và công khai trong lĩnh vực xã hội trước một cử toạ gồm nhiều đảng viên là những người lãnh đạo trong cơ quan chính quyền hoặc là những người có ảnh hưởng đối với chính quyền. Chúng tôi chưa tìm hiểu họ có lắng nghe tiếng nói của chúng tôi hay không, nhưng đây là một dấu hiệu tốt khởi đầu cho một cuộc đối thoại trong tương lai.

 

Dù khi trình bày chúng tôi vẫn còn thấy có nhiều quan điểm khác biệt về ý thức hệ trong cách giải quyết các vấn đề xã hội, thậm chí về cả ý nghĩa và nội dung của từ ngữ, thí dụ như từ liên đới - đoàn kết (Solidarity), nhưng việc lắng nghe những quan điểm khác biệt của nhau cũng đã là một thành công của hội nghị rồi.

 

2. ẢNH HƯỞNG CỦA HỘI THẢO

 

Chúng tôi ghi nhận rằng cuộc hội thảo này đã tạo nên ảnh hưởng tốt đẹp đối với chính Giáo hội Công giáo Việt Nam và xã hội Việt Nam. Đây có thể là những kết quả trực tiếp mà chúng tôi ghi nhận được qua một vài liên hệ cá nhân còn những kết quả gián tiếp và lâu dài sẽ được ghi nhận bởi những cuộc nghiên cứu sau này.

 

2.1. Ảnh hưởng đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam

 

Các vị lãnh đạo trong Giáo hội Việt Nam quan tâm hơn đến những vấn đề xã hội. Nhiều giáo phận đã tổ chức những buổi học hỏi về nội dung Học thuyết Xã hội Công giáo cho các thành phần dân Chúa như linh mục, tu sĩ nam nữ và các đoàn thể Công giáo Tiến hành của giáo dân. Tập sách Học thuyết Xã hội Công giáo đã được chuyển đến cho hơn 3.000 linh mục và hơn 1.000 chủng sinh của 7 chủng viện trên toàn quốc. Tập sách này như một phương tiện để giúp đỡ các tín hữu về những vấn đề xã hội đáng quan tâm.

 

Ngày 14 đến 16-1-2008, tại thủ đô Hà Nội, một cuộc Hội thảo Quốc tế về HIV/AIDS đã được Uỷ ban Bác ái Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam tổ chức với sự tham dự của 3 giám mục và đại biểu của 14 giáo phận ở Việt Nam và 6 tổ chức quốc tế nhằm đối phó với tình trạng lây lan nhanh chóng của đại dịch HIV tại Việt Nam như một dấu hiệu nói lên kết quả của hội thảo về Công bằng, Trách nhiệm và Liên đới xã hội.

 

Ngày 12 đến 13-3-2008, tại Toà Giám mục Giáo phận Xuân Lộc, Long Khánh, Uỷ ban Bác ái Xã hội cũng tổ chức một cuộc hội thảo quốc gia với sự tham dự của 85 đại biểu đến từ 25 giáo phận và 17 dòng tu lớn, gồm 4 giám mục, 48 linh mục, 23 nam nữ tu sĩ và 10 giáo dân để cùng nhau học hỏi về Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo và ứng dụng cụ thể trong lĩnh vực bác ái xã hội ở Việt Nam.

 

Ngày 25 đến 27-3-2008, Hội đồng Giám mục Việt Nam đã họp Hội nghị Thường niên lần I/2008, tại Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu, Vũng Tàu. Các giám mục đã bàn về một số vấn đề xã hội theo đề nghị của Uỷ ban Bác ái Xã hội cũng như đề cử Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt tham dự Hội nghị về HIV/AIDS ở Geneva, Thuỵ Sỹ, từ ngày 3 đến 6-6-2008, do Catholic HIV/AIDS Network thuộc Caritas Internationalis tổ chức.

 

Ngày 1-4-2008, 70 đại biểu giáo dân của một số giáo phận thuộc đồng bằng sông Cửu Long đã dành một ngày học hỏi về Học thuyết Xã hội Công giáo và những vấn đề xã hội đáng quan tâm tại địa phương.

 

Trên đây chỉ là một vài hoạt động điển hình được coi như là kết quả đến từ cuộc hội thảo quốc tế tháng 10-2007. Ngoài ra, còn rất nhiều những hoạt động riêng lẻ khác của các giáo phận mà chúng tôi không thể liệt kê ở đây để thấy rằng nhiều thành phần dân Chúa tại Việt Nam đã quan tâm đến những vấn đề xã hội theo gương sống của Chúa Giêsu.

 

2.2. Ảnh hưởng đối với xã hội Việt Nam

 

Chúng tôi không thể thẩm định ảnh hưởng lớn lao của hội nghị đối với xã hội Việt Nam trong khả năng rất giới hạn của mình hiện nay. Chúng tôi chỉ xin nêu một vài sự kiện, từ đó có thể phỏng đoán tầm ảnh hưởng của hội nghị đối với một số người Việt Nam, nhất là với những quan chức chính quyền.

 

Ngay sau hội nghị tháng 10-2007, nhiều tham dự viên của hội nghị, dù là những đảng viên Cộng sản hay những viên chức của chính quyền, đã liên lạc với Văn phòng Uỷ ban Bác ái Xã hội của Hội đồng Giám mục Việt Nam để yêu cầu gửi những tập sách Tóm lược Học thuyết Xã hội của Giáo hội Công giáo mà Văn phòng này đã chuyển ngữ và phát hành.

 

Ngày 16-1-2008, một viên chức cao cấp là Đại tá Công an đã tiếp xúc với linh mục Tổng Thư ký UB BAXH tại Hà Nội để yêu cầu Uỷ Ban xúc tiến những hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong Giáo hội Công giáo và giúp đỡ chính quyền trong hoạt động này, trước sự lây lan nhanh chóng của đại dịch. Lời đề nghị này cũng đã được lặp lại nhiều lần trong tháng 3 và tháng 4-2008, tại Sài Gòn. Vị đại diện ngành Công an này cũng đã hứa can thiệp để giúp đỡ các hoạt động của Giáo Hội dành cho những người nghiện ma tuý ở Việt Nam. Động thái này muốn nói lên sự quan tâm của Nhà Nước đối với những hoạt động bác ái xã hội của Giáo hội Công giáo.

 

Ngày 29-3-2008, ông Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn đã đến thăm và làm việc lâu giờ với linh mục Tổng Thư ký UB BAXH, trong cuộc tiếp xúc này, hai bên quan tâm nhiều đến các vấn đề xã hội, đặc biệt là vấn đề HIV/AIDS tại Việt Nam. Ông Tổng Lãnh sự cũng yêu cầu Uỷ Ban thông báo cho ông biết những hoạt động của Uỷ Ban về lĩnh vực này. Và ngày 18-4-2008, trong buổi tiếp tân của Bộ Trưởng Bộ Y tế Hoa Kỳ đến thăm Việt Nam, ông Tổng Lãnh sự cũng lặp lại những yêu cầu trên với linh mục Tổng Thư ký.

 

Chúng tôi nghĩ rằng cuộc hội thảo tháng 10-2007 đã tạo nên những âm vang lớn không phải chỉ trong Giáo hội Việt Nam mà còn tác động đến những tổ chức nước ngoài tại Việt Nam để cùng quan tâm đến những vấn đề công bằng, trách nhiệm và liên đới trong xã hội.

 

Kính thưa Quý vị, trong tư cách là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, tôi xin thay mặt cho Hội đồng Giám mục và Giáo hội Việt Nam chân thành cảm ơn tổ chức Misereor về sự giúp đỡ quảng đại, có hiệu quả cao của tổ chức trong lĩnh vực phát triển con người và xã hội. Chúng tôi cầu chúc cho tổ chức có những hoạt động thành công mới không phải chỉ dành cho dân tộc Việt Nam mà còn dành cho nhiều nước khác trên thế giới. Xin Thiên Chúa chúc lành cho mọi hoạt động của Quý vị. Cầu chúc Quý vị luôn an mạnh và tràn đầy ơn Chúa để thực hiện những dự án cứu độ của Người cũng là những dự án phát triển trọn vẹn con người.

 

Chân thành cám ơn tất cả Quý vị đã chú ý lắng nghe.

Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Nhơn

 

Tin Mừng và các sách Tin Mừng

 

Tin Mừng hay Phúc âm có nghĩa là tin vui, tin mừng, tin lành (x Mc 1,1). Tin Mừng này là Tin Mừng cứu độ. Thánh Phao-lô đã hiểu như thế, khi nói về Tin Mừng của ngài, nghĩa là lời loan báo ơn cứu độ nơi con người của Chúa Giê-su là Đức ki-tô. Khởi đầu, Tin Mừng không phải là một cuốn sách do một văn sỉ hay sử gia biên soạn. Nếu gọi là Tin Mừng theo thánh Mát-thêu, Mát-cô, Lu-ca và Gio-an, thì chính là vì các vị đã rao giảng Tin Mừng cứu độ, khi thuật lại các việc Đức Giê-su đã làm và những lời Người đã giảng, cũng như khi kể lại cuộc Thương khó và sự Phục sinh của Người.

 

1.Phản ứng của độc giả ngày nay

 

Độc giả ngày nay, vì muốn cái gì cũng chính xác và thích tìm hiểu những sự kiện có nền tảng kiểm chứng được, sẽ ngỡ ngàng, khi gặp phải thứ văn chương có vẻ rời rạc này, vì nội dung xem ra không có bố cục ăn ý trước sau.

 

Xin nói ngay rằng soạn giả các sách Tin Mừng không phải là những nhà văn ngồi làm việc trong bàn giấy, có sẵn tài liệu sách vở liệt kê chu đáo và đã tra tay viết tiểu sử Đức Giê-su người Na-gia rét, từ lúc Người sinh ra cho đến khi chịu chết.

 

Đức Giê-su đã công khai truyền đạo, tập hợp môn đệ, chữa lành các bệnh nhân và làm những công việc có ý nghĩa. Sau khi Người lìa biệt cõi đời này, các Tông đồ, rồi đến các nhà giảng thuyết, vì tin chắc Người đã sống lại, nên đã bắt đầu loan tin này, thuật lại các lời Người nói, kể lại các việc Người làm, tùy theo nhu cầu sinh hoạt của các giáo đoàn. Trong khoảng bốn mươi năm như thế, dần dần thành hình những truyền thống truyền khẩu. Rất có thể trong thời gian này, một số lời truyền khẩu ấy đã được viết thành văn, chẳng hạn một số công thức phụng vụ, như các lời tuyên xưng đức tin, một số các bài giảng của Đức Giê-su, hoặc bài tường thuật cuộc thương khó của Người.

 

Các tác giả sách Tin Mừng đã dựa vào những lời truyền khẩu đó mà biên soạn. Trước khi trở thành bản văn được qui định, Tin Mừng đã là lời nói sống động, nuôi dưỡng đức tin của các tín hữu, dạy dỗ họ, thích nghi với môi trường, đáp ứng nhu cầu của các giáo đoàn, diễn tả các suy nghĩ về thánh kinh. Ngày nay, các sách Tin Mừng đưa độc giả trở về với đức tin và đời sống của các cộng đoàn Ki-tô hữu đầu tiên. Các bản văn thuật lại bữa ăn cuối cùng là một bằng chứng.

 

Có tất cả bốn bản văn (Mt, Mc, Lc và 1 Cr) về câu chuyện này, nhưng chung qui có thể đưa về hai mẫu: một theo Mát-thêu và Mác-cô và một do Lu-ca và Phao-lô. Hai mẫu ấy khác nhau về nhiều điểm, nhưng cả hai đều là những bản văn diễn tả lại những công thức cổ truyền ổn định, được dùng trong phụng vụ. Phao-lô thì truyền đạt những gì đã thu nhận được, còn ba tác giả kia thì tập trung lời tường thuật vào các cử chỉ và lời nói của Thầy Chí Thánh, trong các buổi cử hành nghi thức tạ ơn (eucharistia). Chính vì vậy, Mát-thêu và Mác-cô dùng công thức “Sau khi chúc tụng”, còn Lu-ca và Phao-lô lại dùng công thức: “Sau khi tạ ơn”. Nhiều thí dụ khác lấy trong hai mẫu, dựa vào cùng một truyền thống như kinh Lạy Cha (Mt 6,9-15; Lc 11,2-4) hoặc Tám mối phúc thật (Mt 5, 3-12; Lc 6, 20-26) cho phép chúng ta vừa lần ra được truyền thống các tác giả đã dựa vào, vừa khám phá ra tư tưởng riêng của mỗi vị.

 

Vì có sự thông qua truyền thống truyền khẩu, nên người ta dễ hiểu vì sao nhiều đoạn văn dường như là những khúc văn chương được soạn sẵn, nay được lắp vào một lời nói hoặc một việc làm của Đức Giê-su, mà không thấy ở trong một khung cảnh thời gian hoặc không gian nào rõ rệt. Nhiều công thức mở đầu làm chứng điều ấy, vì chính những công thức đó đã mơ hồ rồi, chẳng hạn như “Trong những ngày ấy” (Mt, 3,1: Mc 8,1) hoặc “Khi ấy” (Mt 11,25) hay “Sau đó” hoặc “Xẩy ra là” (Lc 8,22; 9, 18.37.51; 11,27). Mỗi câu chuyện đó trước kia đã đứng biệt lập, rồi sau này chính tác giả sách Tin Mừng đã kết hợp lại. Khi các thế hệ đầu tiên dùng các truyền thống kia, những câu chuyện đó đã bắt đầu có một hình thức văn chương nào đó tương đối cố định.

 

2, Định mức giá trị

 

Nếu các truyền thống, khi được sử dụng đã chịu ảnh hưởng tới mức độ đó, và được cố định trong các sách Tin Mừng, thì hỏi biết đánh giá những truyền thống ấy thế nào bây giờ ? Có thể tin những truyền thống đó đến mức độ nào ? Tương quan giữa những truyền thống ấy và sự thật về cuộc đời của Đức Giê-su ra sao ?

 

Trả lời những câu hỏi ấy, thiết tưởng có thể nói như sau: vì đó là lời chứng của những người tin Đức Giê-su Ki-tô là Đấng Ki-tô, các tài liệu kia nhằm đưa tín hữu đến chỗ gặp Người. Niềm tin vào Chúa Ki-tô phục sinh đã chiếu dọi ánh sáng vào các kỷ niệm về Người. Niềm tin ấy đã dựa vào các chứng nhân sống động đáng tin, để diễn tả. Nhưng các chứng nhân này lại chỉ kể từng khúc, có khi lặp đi lặp lại, có khi uốn nắn lời mình kể hay sắp xếp lại theo ý mình. Nhưng chính vai trò và sức mạnh của những bản văn đó lại mời gọi chúng ta tin, vì sự xác tín mạnh mẽ của những người tin và vì tính khả tín của các sự việc và lời chứng.

 

Do đó, việc nghiên cứu có phê bình các sách Tin Mừng cho phép độc giả vượt quá cách đọc đơn giản và đưa họ tới thẳng mục đích của Tin Mừng là muốn cho tín hữu biết Đức Ki-tô là ai. Hơn nữa, khi đọc Tin Mừng như vừa nói, và nhất là khi so sánh các bản văn với nhau, độc giả có thể không ngờ rằng mình biết được nhiều như thế. Sở dĩ như vậy, vì khi cung cấp nhiều yếu tố, lại cho biết tác giả đã hiểu các dữ kiện của truyền thống như thế nào, mỗi sách Tin Mừng sẽ tạo cho độc giả cơ hội kiểm chứng và biết thêm nhiều về Đức Giê-su, đi từ quá khứ của Người cho đến niềm tin hiện nay của các tín hữu, từ xác tín của các Tông đồ về con người Giê-su. Và đó chính là nguôn gốc lòng tin của các tín hữu.

 

Dựa vào lòng tin này, người ta biết được con người thật của Đức Ki-tô, qua các lời nói và việc làm của Người như một con người lịch sử, đã sinh ra, lớn lên, công khai ra truyền dạo rồi chịu chết và sống lại hiển vinh.

 

Lm An-rê Đỗ xuân Quế, OP

Mục lục

 

 

TÌNH CHO KHÔNG

Nền kinh tế hàng hóa càng phát triển theo các quy luật thị trường thì việc bán mua, trao đổi thường dựa trên việc thuận mua vừa bán. Tiền nào của đó ( you get what you pay ). Chuyện tiền trao cháo múc được xem như chuyện tất yếu, đương nhiên. Và thế là dần dà hình thành trong nghĩ suy và trong cung cách ứng xử, một sự đòi hỏi “có qua có lại”, “đôi bên cùng có lợi”. Chuyện cho không, biếu không, đúng là chuyện viễn vông hay của thời quá khứ xa xưa. Đây là một trong những nguyên cớ làm phát sinh sự vị kỷ, tâm lý thực dụng cá nhân chủ nghĩa.

 

Chia sẻ, trao ban cho tha nhân những gì mình là, mình có, một cách vô cầu, không chút điều kiện quả thật không dễ chút nào. Thế mà Chúa Kitô lại truyền dạy các môn đệ xưa và Kitô hữu chúng ta mọi thời rằng “Anh em đã lãnh nhận nhưng không thì hãy trao ban nhưng không” ( Mt 10,8 ). Làm sao để vượt qua nổi khó khăn này hầu thực thi lời Chúa phán dạy ? Chúa Kitô đã cho chúng ta chiếc chìa khóa để giải quyết vấn nạn:

 

Anh em đã lãnh nhận cách nhưng không: Vấn đề nan giải là ở điểm này. Người ta thường tự hào về những gì tốt đẹp mình có. Vì nghĩ rằng mọi sự mình đang có đều là do bởi công sức mình tạo nên. Và lắm khi còn lầm nghĩ rằng chính sự hiện hữu của mình cũng do mình dệt thành. Có nhiều điều mới thoạt nhìn thì xem chừng như là sản phẩm của riêng mình, nhất là khi chúng trở thành một thứ hàng hóa được pháp luật bảo hộ. Đó là những phát minh, những sáng chế trong văn học nghệ thuật hay trong lãnh vực khoa học công nghệ. Không ai được quyền xâm phạm bản quyền sản phẩm tôi làm ra nếu không có sự thỏa thuận, sự đồng ý của tôi, vì đó là của riêng tôi, do bởi tài năng, công sức riêng tôi. Để bảo vệ quyền tác giả, các quốc gia lẫn quốc tế có những luật lệ nghiêm nhặt. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có luật chống độc quyền. Dù sao đi nữa thì cái môi sinh mang tính thị trường hiện nay đã góp phần hình thành tâm lý vị kỷ và tự tin thái quá, nghĩa là quy về mình mọi thành công đạt được.

 

Dưới cái nhìn Kitô giáo thì mọi sự đều là hồng ân. Cái nhìn này khởi đi từ việc tin nhận sự hiện hữu mọi loài, sự hiện hữu của chính mình là do bởi tình yêu của Thiên Chúa. Nếu Chúa rút hơi lại thì mọi loài sẽ trở về hư vô. Và vì thế “ Ví như Chúa chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” ( Tv 126,1 ). Chẳng một ai bỏ ra chút công sức nào để được làm người trên thế gian này. Cũng chẳng một ai phải trả đồng nào cho mặt trời mọc lên hay cho mỗi ngày có đủ 24 giờ chẳng thiếu một giây. Người vô tín thì cho là chuyện tự nhiên, còn người có niềm tin thì nhìn nhận có một Đấng nào đó trao ban mà Kitô hữu gọi là Thiên Chúa.

 

Trở về với dòng lịch sử cứu độ chúng ta càng thấy rõ tính nhưng không, vô điều kiện này. Israel, dân Chúa xưa thường được các ngôn sứ nhắc nhủ rằng họ chẳng là gì cả. Họ là một dân nhỏ bé, thế mà Giavê Thiên Chúa đã chọn làm dân riêng, làm dân thánh, chỉ vì tình yêu của Người mà thôi. Thánh Tông đồ dân ngoại khẳng định với chúng ta: “ Thưa anh em, khi chúng ta không có sức làm được gì, vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, họa may có ai dám chết vì người lương thiện chăng. Thế mà Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” ( Rm 5,6- 8 ).

 

Trong số mười hai vị tông đồ mà Chúa Giêsu chọn gọi để cộng tác với Người để thực thi chương trình cứu độ, thử hỏi có vị nào đáng mặt anh hùng theo các giá trị nhân bản. Dưới cái nhìn đạo đức của Do Thái giáo thời bấy giờ thì các ngài hẳn chưa đủ điểm trung bình, nếu chưa muốn nói là còn quá yếu kém nhiều phương diện. Thế mà Chúa Giêsu đã chọn các ngài sau một đêm thức trắng để cầu nguyện ( x.Lc 6,12-16 ). Người chọn các vị không phải để trang trí cho một vở tuồng sân khấu mà là để “ ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” ( Mt 10, 1 ). Không phải các ông đã chọn Thầy Giêsu nhưng chính Thầy Giêsu đã chọn các ông, một sự chọn gọi xuất phát từ một tình yêu vô điều kiện và chỉ có thế thôi ( x.Ga 15,16 ).

 

Hãy trao ban cách nhưng không những gì đã lãnh nhận cách nhưng không: Chúa Kitô đã làm gương cho chúng ta về động thái trao ban này. Vì đã lãnh nhận tất cả từ Chúa Cha, Chúa Kitô sẵn sàng hiến dâng tất cả trong sự vâng phục tuyệt đối đến độ Người xác nhận “Lương thực của Người là làm theo ý Đấng đã sai Người” (x.Ga 4,34 ). Vào trần gian, Chúa Cha đã trao ban cho người một thân xác và Người đã hiến dâng lại cho Cha qua hiến tế thập giá ( x. Lc 26-3,46 ). Sống vâng phục là một cách thế trao ban sự hiện hữu của mình cách hoàn hảo. Khi ta vâng nghe Lời Chúa phán dạy là ta đang hiến dâng chính cả con người chúng ta cho Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô.

 

Thật là khó khi tự nguyện trao ban cho tha nhân một cách vô điều kiện những điều tốt đẹp ta có như của cải vật chất, công sức, thời giờ… Tâm lý thường tình “bánh ít trao đi thì mong bánh nhì gửi lại”. Thực tế thì hình như it có ai “cho không”, “biếu không”, ngay cả trong các chương trình viện trợ không hoàn lại của các chính phủ hay các tổ chức, tập thể xã hội. Trao ban cách nhưng không đó là trao ban chỉ vì hạnh phúc người được trao ban, đồng thời chính người trao ban sẵn sàng tự hủy mình đi một cách nào đó. Một điều dường như là không tưởng nhưng thời sẽ thành hiện thực nếu ta biết kết hiệp với Đấng vốn là Thiên Chúa đã tự hủy mình ra không vì chúng ta ( x. Phil2,6-11 ).

 

Để có thể yêu thương, hiến dâng, trao ban cho tha nhân những gì mình là, những gì mình có một cách vô cầu, thiết tưởng cần có một đời sống cầu nguyện sâu lắng và chuyên chăm kết hiệp với Thiên Chúa. Chính khi kết hiệp với Thiên Chúa qua sự cầu nguyện chúng ta mới có cơ may nhận ra những gì ta đang là, đang có, đều do bởi đã lãnh nhận cách nhưng không. Thánh sử Maccô làm rõ chân lý này khi tường thuật việc Cúa Giêsu chọn gọi mười hai tông đồ: “Người lên núi và gọi đến với Người những kẻ Người muốn. Và các ông đến với Người. Người lập Nhóm Mười Hai, để các ông ở với Người và để Người sai các ông đi rao giảng, với quyền trừ quỷ” ( Mc 3,13-15 ).

 

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa

Mục lục

 

VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO GIÁO DÂN CỦA GIÁO HỘI NGÀY NAY

 

I. GIÁO HUẤN CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II VỀ VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

 

Công đồng Vatican II (1962-1965) không chỉ đề cao vai trò, sứ mạng, ơn gọi của giáo dân, mà còn đưa ra một chỉ dẫn mà Giáo Hội phải theo, một định mức mà Giáo Hội cần đạt tới. Đó là:

 

“Giáo Hội chưa được thiết lập thực sự, chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu chỉ tuyệt hảo của Chúa Kitô giữa loài người nếu như chưa có hàng giáo dân đích thực, và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với Hàng Giáo phẩm. Thật vậy, Phúc Âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân.

 

“Do đó, ngay khi thiết lập, Giáo Hội phải hết sức chú tâm đến việc đào tạo một hàng ngũ giáo dân Kitô giáo trưởng thành” (Sắc lệnh Truyền giáo, số 21).

 

(Ghi chú: CÙNG làm việc VỚI Hàng Giáo phẩm).

 

Khi đề cập đến nhu cầu đào tạo giáo dân, Linh mục Jess S. Brena, SJ, đã viết những dòng sau đây:

 

“Thật dễ nhận ra rằng đại đa số các Kitô hữu chúng ta đã không được huấn luyện để đảm nhận tích cực phận vụ của mình trong Giáo Hội hoặc trong công tác tông đồ. Ai cũng thấy nhu cầu phải được huấn luyện thích đáng là điều quá rõ ràng và cần thiết.

 

“Giáo dân có quyền được huấn luyện như thế để có năng lực nhiều hơn mà đóng vai trò Thiên Chúa đã uỷ thác cho mình.

 

“Về điểm này, Vatican II và Bộ Giáo luật mới đã tuyên bố rất rõ: “Do vậy, ngay cả khi phải bận rộn với những lo toan trần thế, người giáo dân cũng có thể và phải thể hiện những nỗ lực xứng đáng để đưa Tin Mừng vào trần gian. Đặc biệt, một số người trong họ sẽ vận dụng hết khả năng mình để đảm nhận các phận vụ thiêng liêng trong trường hợp thiếu linh mục hoặc linh mục bị cấm cách. Nhiều giáo dân sẽ dấn thân hoàn toàn cho công tác tông đồ. Nhưng công tác để mở rộng và phát triển sức mạnh của Nước Chúa Kitô trên trần gian là bổn phận của hết thảy mọi người. Vì vậy, người giáo dân phải rèn luyện để nắm vững hơn về chân lý mạc khải và phải nhiệt thành cầu xin Chúa ban cho mình ơn khôn ngoan” (Hiến chế Tín lý về Giáo Hội, số 35).

 

“Phải coi sự huấn luyện này là nền tảng và là điều kiện cần thiết cho mọi hoạt động tông đồ hữu hiệu.

 

“Bởi vì sự huấn luyện trong lĩnh vực tông đồ không chỉ bao gồm những chỉ dẫn thuần lý thuyết, nên ngay từ đầu cuộc huấn luyện phải dần dần và khéo léo giúp cho người giáo dân biết xem xét và làm mọi sự trong ánh sáng đức tin - cũng như biết hành động để phát triển và hoàn thiện bản thân mình và người khác; nhờ đó họ hoà nhập vào công cuộc phục vụ đầy năng động của Giáo Hội” (Sắc lệnh Tông đồ Giáo dân, số 29).

 

(Ngài gọi con, con đây, Thủ bản Huấn luyện Tông đồ Giáo dân, Nhà Xuất bản Trung tâm Đào tạo và Thăng tiến Đài Bắc - Đài Loan, 1984, tr. 145-148).

 

II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

 

Tông huấn Người Kitô hữu giáo dân (Christifideles Laici) của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói rất rõ về 3 mục đích của việc huấn luyện giáo dân là:

 

(a) Giúp giáo dân trưởng thành và nên giống Chúa Kitô hơn:

 

Các Nghị phụ… diễn tả việc huấn luyện giáo dân như một tiến trình trưởng thành liên tục của cá nhân trong đức tin và là một tiến trình nên giống Đức Kitô, theo ý muốn của Chúa Cha, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần” (số 57).

 

(b) Giúp giáo dân khám phá và sống ơn gọi riêng của mình:

 

“Việc huấn luyện giáo dân có mục tiêu nền tảng là giúp họ khám phá ra mỗi ngày một rõ ràng hơn ơn gọi cá nhân và luôn hết sức sẵn sàngchu toàn sứ vụ riêng của mình” (số 58).

 

(c) Giúp giáo dân có một đời sống thống nhất:

 

“Trong cuộc sống, không thể có 2 đời sống song song nhau: một bên là đời sống gọi là ‘thiêng liêng’, với những giá trị và những đòi hỏi riêng, và bên kia là đời sống ‘trần thế’, nghĩa là đời sống gia đình, nghề nghiệp, những tương quan xã hội, sự tham gia chính trị, các hoạt động văn hoá. Cành nho nào được nối với cây nho là Đức Kitô sẽ trổ sinh hoa trái trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động và trong mỗi giai đoạn của cuộc sống. Thật vậy, tất cả mọi lĩnh vực của đời sống giáo dân đều nằm trong ý định của Thiên Chúa, Đấng đã muốn những lĩnh vực đó là “môi trường lịch sử” để mạc khải và thực thi Đức Ái của Đức Giêsu Kitô, nhằm vinh quang Chúa Cha để phục vụ anh em. Tất cả mọi hoạt động, mọi hoàn cảnh, mọi sự dấn thân cụ thể - chẵng hạn như khả năng chuyên môn và sự liên đới trong công việc, tình yêu và sự dâng hiến trong gia đình cũng như trong việc giáo dục con cái, công việc xã hội và chính trị, việc trình bày chân lý trong lĩnh vực văn hoá - tất cả những điều đó là cơ hội được Thiên Chúa quan phòng để ‘không ngừng thực thi Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến” (Người Kitô hữu Giáo dân, số 59; Hiến chế Mục vụ Giáo Hội trong Thế giới Ngày nay, số 43; Sắc lệnh Truyền giáo, số 21; Tông huấn Loan báo Tin Mừng, số 20).

 

III. HAI LĨNH VỰC & CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

 

Cũng theo Tông huấn Người Kitô hữu Giáo dân thì người giáo dân cần được đào tạo trong 2 lĩnh vực khác nhau: lĩnh vực tổng quát và lĩnh vực chuyên biệt. Vì có 2 lĩnh vực nên cũng cần phải có 2 chương trình đào tạo khác nhau.

 

1. Lĩnh vực & chương trình tổng quát

 

Mọi người giáo dân phải được đào tạo trong lĩnh vực và theo chương trình tổng quát này. Ở đây, người giáo dân được đào tạo về những nền tảng cơ bản của đời sống Đức Tin, gồm nhiều mặt: nhân bản, tâm linh, kiến thức, ý thức thái độ và kỹ năng.

 

2. Lĩnh vực & chương trình chuyên biệt

 

Đối với một số giáo dân có ơn gọi và sứ mạng riêng như các giáo lý viên, linh hoạt viên các cộng đoàn, hội viên Hội đoàn Công giáo Tiến hành, thành viên Hội đồng Mục vụ Giáo xứ, các tông đồ giáo dân, những người làm việc từ thiện, những người dấn thân trong lĩnh vực nghề nghiệp, chính trị... thì ngoài chương trình huấn luyện chung cho mọi giáo dân, họ cần có một chương trình đào tạo riêng. Gọi chương trình ấy gọi là chương trình huấn luyện chuyên biệt, vì nhằm đáp ứng các nhu cầu, ơn gọi và sứ vụ riêng biệt của từng hạng người: Ví dụ các giáo lý viên thì phải có sự hiểu biết và kỹ năng về sư phạm giáo lý; Hội đồng Mục vụ Giáo xứ thì phải có hiểu biết và kỹ năng về lãnh đạo tập thể; tông đồ giáo dân thì phải có hiểu biết về giá trị các tôn giáo không Kitô giáo và phải có nghệ thuật tâm lý trong giao tiếp…

 

Ngày nay, Giáo Hội hiểu rằng việc đào tạo người giáo dân đích thực và trưởng thành mà các Nghị phụ Công đồng mong muốn, bao hàm cả 5 mặt sau đây: (1) Nhân bản, (2) Đời sống thiêng liêng hay tâm linh, (3) Ý thức và Thái độ, (4) Kỹ năng, (5) Kiến thức.

 

(1) Về mặt nhân bản, giáo dân được đào tạo để:

 

a) Trở thành một con người hoàn thiện về mặt nhân bản, với những đức tính hướng thiện, công bằng, yêu thương, nhân ái, vị tha, thanh liêm chính trực, trọng chữ tín, trọng của công, có tinh thần trách nhiệm.

 

(b) Nhạy bén với các vấn đề xã hội, có tình liên đới với những người chung quanh.

 

(2) Về mặt thiêng liêng hay tâm linh, giáo dân được đào tạo để:

 

a) Trở thành một Kitô hữu xác tín và dấn thân.

 

b) Phát triển đời sống cầu nguyện và tình thân với Thiên Chúa.

 

c) Tinh luyện động cơ phục vụ và lãnh đạo.

 

d) Biết quy chiếu đời sống đức tin vào Đức Kitô và xây dựng đời sống ấy trên nền tảng Lời Chúa.

 

e) Biết hội nhập văn hoá và đức tin một cách hài hoà.

 

(3) Về mặt ý thức và thái độ, giáo dân được đào tạo để có:

 

a) Ý thức trách nhiệm xã hội.

 

b) Ý thức các mối tương quan cộng đoàn và dành ưu tiên cho việc xây dựng cộng đoàn, cho cách làm việc chung, làm việc êkíp, nhóm

 

c) Thái độ khiêm tốn phục vụ, chia sẻ, giúp đỡ người khác.

 

(4) Về mặt kỹ năng, giáo dân được đào tạo để:

 

a) Biết linh hoạt một nhóm nhỏ hay một cộng đoàn lớn.

 

b) Biết mời gọi, thuyết phục và ảnh hưởng trên người khác.

 

c) Tinh luyện động cơ phục vụ và lãnh đạo.

 

d) Biết hướng dẫn các buổi cử hành, nghi thức, cầu nguyện.

 

e) Biết điều hành các buổi hội họp thảo luận hay chia sẻ.

 

f) Biết cách giải quyết các xung đột, bất đồng.

 

g) Biết cách truyền thông cho người khác.

 

h) Biết lên kế hoạch mục vụ, thực hiện và đánh giá việc thực hiện (evaluation) kế hoạch ấy.

 

(5) Về mặt kiến thức, giáo dân được đào tạo để:

 

a) Có một hiểu biết thông thạo về giáo lý, Thánh Kinh, thần học.

 

b) Có một kiến thức tổng quát về các vấn đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá, tôn giáo, môi sinh và các phương tiện thông tin đại chúng.

 

IV. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

 

Giáo Hội luôn quan tâm tới những khám phá và tiến bộ của con người trong mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực giáo dục, nên Giáo Hội hết sức chú trọng đến việc đem các tiến bộ tốt đẹp ấy ứng dụng vào trong công việc giáo dục của mình. Vì thế mà trong công cuộc đào tạo giáo dân, Giáo Hội sử dụng nhiều phương pháp thích hợp và có giá trị, như:

 

1- Trau đồi kiến thức phải đi đôi với thực hành.

 

2- Giúp giáo dân tự đào tạo mình.

 

3- Đào tạo giáo dân qua cử hành Phụng vụ, Bí tích.

 

4- Đào tạo giáo dân bằng các lớp, các khoá học hỏi ngắn và dài ngày.

 

5- Đào tạo giáo dân qua các Hội đoàn Công giáo Tiến hành.

 

6- Đào tạo giáo dân qua các phương tiện thông tin đại chúng: báo chí, sách sở, phim ảnh, Internet…

 

7- Đào tạo giáo dân qua các hội nghị, các đợt tĩnh tâm.

 

V. THỜI GIAN VÀ MÔI TRƯỜNG ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

 

Hẳn nhiên là công cuộc đào tạo giáo dân như thế thì không thể có điểm dừng, nghĩa là không bao giờ có thể nói là đã hoàn thành. Từ bé tới lớn, từ trẻ tới già luôn luôn là thời gian đào tạo.

 

Còn môi trường đào tạo thì chính là trong Giáo Hội từ gia đình cho đến giáo xứ, giáo phận, cho đến Giáo Hội toàn cầu. Trong các môi trường ấy phải kể đến các trường Công giáo (từ tiểu đến trung và đại học) và các môi trường hội đoàn (x. Người Kitô hữu Giáo dân, số 61-62).

 

VI. NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM ĐÀO TẠO GIÁO DÂN

 

Nói cho cùng, thì chính Thiên Chúa là Đấng đào tạo các Kitô hữu giáo dân cũng như giáo sĩ. Và chỉ một mình Đức Giêsu Kitô là Thầy, là Sư phụ dạy dỗ và rèn luyện mọi người nên con cái Thiên Chúa, nên giống Ngài, để “Thầy nào trò nấy” (Người Kitô hữu Giáo dân, số 61). Nhưng Thiên Chúa và Đức Kitô cũng đã giao trách nhiệm đào tạo ấy cho các Tông đồ và đặc biệt là Tông đồ trưởng Phêrô. Vì thế, đức giáo hoàng và các đức giám mục là những người được Thiên Chúa giao phó công việc giáo dục đào tạo mọi thành phần Dân Chúa trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình: Đức giáo hoàng thì trong phạm vi Giáo Hội toàn cầu, các giám mục thì trong phạm vi Giáo Hội địa phương là giáo phận. Tông huấn Người Kitô hữu Giáo dân khẳng định:

 

“Công cuộc giáo dục trước hết là công việc của Giáo Hội toàn cầu. Đức giáo hoàng giữ vai trò người giáo dục đầu tiên của giáo dân. Là người kế vị Thánh Phêrô, ngài cũng có sứ mệnh “củng cố anh em mình trong đức tin” bằng cách dạy dỗ tất cả mọi tín hữu những yếu tố thiết yếu trong ơn gọi cũng như sứ vụ của Kitô giáo và Giáo Hội. Không chỉ những lời do chính ngài đã loan báo, nhưng cả những gì được trình bày trong các văn kiện của các cơ quan khác nhau của Toà Thánh đều cần được người giáo dân lắng nghe với lòng tuân phục kính yêu” (Người Kitô hữu Giáo dân, số 61).

 

“Tại mỗi Giáo Hội địa phương, vị giám mục có một trách nhiệm cá nhân đối với giáo dân. Ngài phải huấn luyện họ bằng cách loan báo Lời Chúa, cử hành Phụng vụ Thánh Thể và các Bí tích, làm sinh động và hướng dẫn đời sống Kitô hữu” (Người Kitô hữu Giáo dân, số 61).

 

Trên thực tế, các giám mục thực hiện công việc quan trọng ấy bằng nhiều cách: thăm viếng, khuyên nhủ, giảng dạy trực tiếp hay gián tiếp tức qua các phương tiện truyền thông xã hội như thư từ, báo chí, sách vở, tài liệu, và qua các cộng tác viên sống động là các linh mục. Cho nên sau giám mục thì các linh mục, nhất là các linh mục chánh xứ, là người có trách nhiệm chính trong việc đào tạo huấn luyện giáo dân, vì như Tông huấn Người Kitô hữu Giáo dân xác định:

 

“Giáo xứ giữ một vai trò thiết yếu trong việc huấn luyện cách trực tiếp hơn với từng giáo dân. Thực vậy, giáo xứ có điều kiện dễ dàng để đến với riêng từng người, từng nhóm nên giáo xứ được kêu gọi đào tạo các phần tử của mình biết lắng nghe Lời Chúa, biết đối thoại với Chúa trong cử hành phụng vụ cũng như cầu nguyện riêng, biết sống bác ái huynh đệ, và đồng thời giáo xứ còn phải cho họ thấy được một cách trực tiếp và cụ thể ý nghĩa của sự hiệp thông trong Giáo Hội và của sứ mạng truyền giáo” (Người Kitô hữu Giáo dân, số 61).

 

Các tu sĩ cũng có trách nhiệm tham gia một cách nào đó vào công việc đào tạo này, vì tu sĩ cũng là thành phần Dân Chúa, mà đã là thành phần Dân Chúa thì không ai không có trách nhiệm xây dựng Thân Thể huyền nhiệm của Chúa Kitô là Giáo Hội.

 

Sau cùng, việc đào tạo hàng giáo dân trưởng thành còn là trách nhiệm của chính người giáo dân, nhất là của những người làm cha làm mẹ, làm huynh trưởng các phong trào giáo dân, các bậc đàn anh đàn chị trong các Hội đoàn, Tổ chức Công giáo Tiến hành. Trong một số trường hợp thiếu linh mục hoặc các linh mục quá bận với công việc mục vụ hoặc các linh mục lơ là với việc đào tạo giáo dân, thì trách nhiệm đào tạo giáo dân của hàng giáo dân càng nặng nề và cấp bách hơn.

 

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

Mục lục

 

 

THƯỜNG HUẤN LINH MỤC 2008: CÁC ƯU TIÊN MỤC VỤ CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA GIÁO XỨ

 

DẪN NHẬP

 

1. Căn tính của linh mục triều: được sai đi để phục vụ và xây dựng cộng đoàn:

 

Thời gian, sức khỏe và công việc có thể làm cho các linh mục hao mòn đi, nhưng không thể khiến tâm trí các linh mục lại quên mất điều cốt yếu làm nên căn tính của đời mình: phục vụ và xây dựng cộng đoàn tín hữu, mà những lời huấn dụ của Đức Giám Mục trong thánh lễ phong chức năm nào vẫn còn vang vọng:

 

“...các con hãy cố gắng quy tụ các tín hữu thành một gia đình, để các con có thể hướng dẫn họ đến với Chúa Cha nhờ Chúa Kitô và trong Chúa Thánh Thần. Các con hãy luôn ngắm nhìn gương sáng của Mục Tử tốt lành: Người không đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ. Người đến để tìm kiếm và cứu rỗi kẻ hư mất”(Sách nghi thức phong chức).

 

“Phục vụ và xây dựng cộng đoàn” lại không bao giờ là những khái niệm trừu tượng chỉ để suy tư mà là cách thể hiện cụ thể trách nhiệm của người mục tử, trách nhiệm chăn dắt các linh hồn mà ngôn ngữ thần học ngày nay gọi chung là “trách nhiệm mục vụ”. Chính vì thế, Đức cố Giáo Hoàng G.P.II, trong Tông huấn “Pastores dabo vobis” đã lặp lại giáo huấn của Công Đồng Vatican II về tầm quan trọng trong việc đào tạo mục vụ cho các chủng sinh:

 

“Bởi đó, trong mọi phương diện, nền đào tạo ấy phải mang một tính chất thiết yếu mục vụ. Sắc lệnh Công Đồng Optatam totius đã khẳng định rõ ràng điều nầy khi đề cập đến các đại chủng viện: “Nền giáo dục trọn vẹn dành cho các học sinh ở các đại chủng viện phải nhắm hướng làm cho họ trở nên thực sự là những mục tử chăn dắt các linh hồn, noi gương Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta, là Thầy, Linh mục và Mục Tử...” (Tông huấn Pastores dabo vobis số 57)

 

Tuy nhiên, các mục tử cũng phải luôn cảnh giác để khỏi rơi vào “chủ nghĩa công chức” (Fonctionnalisme) như lời khuyến dụ trong tài liệu “Kim Chỉ Nam cho Thừa tác vụ và đời sống linh mục”

 

“Ngày nay, đức ái mục vụ có nguy cơ mất hết ý nghĩa do cái mà người ta có thể gọi là “chủ nghĩa công chức” (Fonctionnalisme). Thật ra, cũng không hiếm thấy nơi một vài linh mục ảnh hưởng của một não trạng có nguy cơ thu hẹp chức tư tế thừa tác vào những khía cạnh thuần túy công vụ. “Lam”linh mục, thi hành một số dịch vụ đặc thù và bảo đảm vài ba công vụ là tất cả lẽ sống của đời linh mục. Qua niệm hẹp hòi nầy về căn tính và thừa tác vụ linh mục có nguy cơ đưa cuộc sống linh mục vào một sự trổng rỗng thường được bù trừ bằng những lối sống không phù hợp với thừa tác vụ của mình” (Kim Chỉ nam số 44)

 

Thiết tưởng không cần phải lặp lại nhiều hơn nữa những chỉ dẫn cơ bản và truyền thống về vị trí và vai trò quan yếu của “loại hình mục vụ” trong “chức vụ và đời sống linh mục”. Tuy nhiên, để làm mục vụ cho tốt và thành công, tiên vàn người mục tử cũng như cộng đoàn được giao phải “biết địch biết ta”. Hay nói cách khác, hãy thử làm cuộc điều tra về bối cảnh mục vụ của các giáo xứ mà ở đó, bao nhiêu “hiện tượng tiêu cực” và thách đố xã hội đang áp lực nặng nề.

 

2. Những hiện tượng tiêu cực và thách đố xã hội mà các cộng đoàn mục vụ và người mục tử hôm nay và ngày mai phải đối mặt:

 

a/. Phân tích theo kiểu thần học, sách vở:

 

Với hai chương “Tin Mừng hôm nay: những triển vọng và những trở ngại” và “Những người trẻ đứng trước ơn gọi và việc đào tạo linh mục” của Tông huấn Pastores dabo vobis, Đức Cố giáo hoàng G.P. II đã “điểm danh” một số những hiện tượng đang thách đố dữ dội niềm tin Kitô hữu, sự ổn định cộng đoàn và các loài hình mục vụ truyền thống. Đại loại đó là các hiện tượng sau:

 

- Những hình thái tôn giáo phi Thiên Chúa và nhiều giáo phái

 

- Chủ nghĩa duy chủ thể vây kín ngôi vị trong cá nhân chủ nghĩa dẫn đến tình trạng vô tâm, bại liệt chiều kích thiêng liêng, tôn giáo và tình liên đới. (Không còn khả năng để dấn thân hy sinh, quảng đại)

 

- Chủ nghĩa vô thần thực hành và hiện sinh cùng với nhãn giới trần tục hóa đời sống và vận mệnh con người. (Có thực mới vực được đạo. Đi lễ, đọc kinh có nuôi sống được không...)

 

- Thực tại gia đình đang bị thoái hóa, ý nghĩa đích thực của tình dục con người lu mờ hoặc bóp méo. (Đơn thuần chỉ là thỏa mãn yêu cầu hay đáp ứng như một món hàng tiêu dùng)

 

- Bất công và chênh lệch trong lãnh vực kinh tế, xã hội (Giàu: đua đòi, trụy lạc. Nghèo: thất vọng, bất cần, làm bất cứ gì miễn có tiền...)

 

- Sự ngu dốt, thiếu hiểu biết về tôn giáo lại bị chi phối bởi các sứ điệp nghịch chiều do các phương tiện truyền thông mạnh hơn của xã hội.

 

- Sự đa nguyên trong các lãnh vực thần học, văn hóa và mục vụ dẫn tới bất hiệp nhất, coi thường Huấn Quyền và phẩm trật

 

- Giản lược sự phong phú và mục tiêu tối hậu của Tin Mừng thành công cụ giải phóng chính trị hay dẫn tới hình thái mê tín dị đoan.

 

- Sự chung chạ các cộng đồng sắc tộc, tôn giáo dẫn tới chủ nghĩa tương đối (kiểu đạo nào cũng tốt).

 

- Chủ nghĩa duy chủ thể đức tin (Chỉ tin những gì thích hợp với mình), nại tới tính bất khả xâm phạm của lương tâm (tội hay không tội là do chính mình...), kinh nghiệm lệch lạc về tự do...

 

- Các tín hữu bị bỏ rơi trong những giai đoàn lâu dài, thiếu sự trợ giúp mục vụ thích đáng.

 

- Xã hội tiêu dùng mê hoặc (Mối quan tâm hàng đầu là tiện nghi, chiếm hữu nhiều của cải...)

 

Bổ túc thêm:

 

- Hiến chế mục vụ “Giáo Hội trong thế giới hôm nay”, chương nhập đề: Thân phận con người trong thế giới hôm nay, từ số 4-10

 

- Tông huấn “Kitô hữu giáo dân” của Đức G.P.II, Chương nhập đề: Những thúc bách hiện tại của thế giới, từ số 3-6.

 

b/. Phân tích theo thực tế “mắt thấy tai nghe”

 

- Các cộng đoàn vùng quê:

 

- Nghèo, lam lủ, thất học

 

- Thiếu các chuyên viên mục vụ (tập hát, đệm đờn, dạy giáo lý, âm thanh, ánh sáng, trang trí...)

 

- Giới trẻ bỏ quê lên thành và học đòi bao điều tiêu cực từ thành mang về.

 

- Quen tâm lý xin, nhận, được phục vụ và xa lạ với tinh thần cho, phục vụ.

 

- Thể hiện đức tin thường gắn với hình thức bên ngoài.

 

- HĐGX ỷ nại vào cha sở, thầy, xơ, giáo dân ỷ nại vào HĐGX và một số ít người siêng.

 

- Thích gây phong trào nhất thời mà ít trung thành bền bĩ.

 

- Sơ sài giáo lý, ít thuộc kinh, xa lạ với Lời Chúa.

 

- Tinh thần cục bộ, gia tộc, chú trọng tới các lợi lộc, dễ bị kích động vì những điểm nhỏ nhen.

 

- Thiếu các phương tiện (cơ sở, dụng cụ) và chưa ứng dụng được các phương tiện truyền thông

 

- Các cộng đoàn thành phố:

 

- Tinh thần cá nhân chủ nghĩa, thiếu sự gắn kết cộng đồng.

 

- Thực hành đạo chủ yếu theo quán tính và đám đông, nhu cầu “giải trí tinh thần” hơn là “cảm thức đức tin. (Người ta đi mình cũng đi, không đi thấy kỳ, thiếu thiếu sao đó...)

 

- Dễ tích hợp thành nhóm khép kín (GLV, Ca đoàn, Junior, Legio Mariae, cựu TSC, HTDC...)

 

- Chủ quan, tự hào với cái mốt “thành phố” (ăn mặc, phong cách tham dự pv, học giáo lý)

 

- Giới trẻ bị cuốn hút với việc làm và hưởng thụ, đua đòi, học sinh bị quá tải vì học thêm....

 

- Giới giàu cố phấn đấu để thuộc đẳng cấp giàu (nhà cửa, xe cộ, quan hệ hôn nhân...), giới nghèo có vẻ khép kín, mặc cảm, xa rời cộng đoàn)

 

- Bị chi phối bởi lịch sinh hoạt nghề nghiệp, gia đình (Tham dự PV vội vã, ít quan tâm tới công việc chung của cộng đoàn...)

 

- Ưa đòi hỏi, hay chỉ trích, phê bình, coi thường giới tu (cha, thầy, xơ...)

 

. ...V...V...

 

c/. Cũng đừng quên nhìn lại chính mình

 

Hơn ai hết, chính bản thân linh mục luôn ý thức “thân phận con người” của mình với bao nhiêu giới hạn, khiếm khuyết, mà nếu thiếu sự trợ lực của “grâce d’ état”, e rằng sẽ nắm chắc phần thất bại.

 

Thử liệt kê ra đây vài giới hạn thường tình:

 

- Chưa bao giờ được đào tạo chuyên ngành về nghệ thuật quản trị, điều hành...

 

- Kiến thức thần học được tiếp thu nơi đại chủng viện thường mang nặng tính lý thuyết hơn là nhắm đến thực hành.

 

- Không được phú ban những năng khiếu cần thiết thích hợp cho lãnh vực mục vụ: tài ăn nói, nghệ thuật lãnh đạo, các năng khiếu nghệ thuật, mỹ thuật (âm nhạc, hội họa, kiến trúc...), óc hài hước, tài thu phục nhân tâm...

 

- Không bắt kịp các trào lưu và xu thế văn hóa, triết học, khoa học đương đại.

 

- Thiếu khả năng sở hữu và ứng dụng các phương tiện truyền thông hiện đại: vi tính, internet...

 

- Sức khỏe, bệnh tật, tuổi tác, tính tình, tài chánh...

 

Đứng trước những thực trạng như thế, người mục tử được sai đến phục vụ cộng đoàn sẽ phải chuẩn bị những hành trang mục vụ nào khả dĩ để mình khỏi sớm “bị đào thải” mà cộng đoàn lại được thăng tiến và phát triển sinh động ?

 

Quả là một bài toán khó. Một nan đề mà ngoài ân sủng của Thánh Thần, sức con người không thể kham nổi. Tuy nhiên, “Chúa là nơi con nương tựa”, và “Ơn ta có đủ cho con”, nên “nầy con xin đến”, và đây có thể là những điều cần cho các linh mục đang thao thức khi đến với cộng đoàn:

 

3. Cần những định hướng và lựa chọn các ưu tiên mục vụ thích hợp để xây dựng và phát triển cộng đoàn giáo xứ.

 

Làm sao xác định và chọn lựa được những ưu tiên mục vụ thích hợp ?

 

Thưa rằng:

 

- Phải đặt nền tảng trên 3 chức năng trong thừa tác vụ linh mục của Chúa Giêsu: TƯ TẾ, NGÔN SỨ VÀ VƯƠNG ĐẾ.

 

- Phải theo định hướng của Giáo Hội (Văn kiện Công Đồng, giáo huấn của ĐGH, Giám mục địa phương...)

 

- Phải xuất phát từ hiện tình mục vụ thực tế và điều kiện khả thi của cộng đoàn.

 

- Phải vì mục đích tối hậu “vinh danh Chúa, vì phần rỗi anh em” chứ không vì để thỏa mãn các ước mơ và dự phóng cá nhân.

 

- Phải bảo đảm không để thành phần nào của cộng đoàn bị thiệt nhưng mọi người đều hưởng được lợi ích thiêng liêng.

 

- Phải hội đủ hai chiều kích: vừa nghiêm túc truyền thống (ôn cố) vừa sinh động cập nhật (tri tân)

 

PHẦN KHAI TRIỂN

 

A. CÁC ĐỐI TƯỢNG MỤC VỤ KHÔNG THỂ THIẾU

 

Không thể thiếu, vì tất cả đều gắn liền với nhịp sống đức tin; nhưng không nhất thiết phải đủ, vì có những cộng đoàn chưa hội đủ điều kiện để trở nên một mô hình mục vụ hoàn chỉnh, đáp ứng mọi yêu cầu và chiều kích sinh hoạt của cộng đoàn.

 

Sau đây là một bảng đề nghị các đối tượng mục vụ thường có trong sinh hoạt của một giáo xứ.

 

1. Mục vụ về Tổ chức-Điều hành tổng quát: Phương cách mục vụ để thiết chế và xây dựng cộng đoàn, qui hoạch tổng thể và định hướng nhịp sinh hoạt, mọi hình thái sinh hoạt mục vụ trên bình diện tổng quan. (Cụ thể: cần xây dựng Nội quy giáo xứ, điều lệ hướng dẫn tổ chức và điều hành Hội đồng mục vụ, Hội đồng giáo xứ, Ban hành giáo, phương án mục vụ hàng năm…)

 

2. Mục vụ Phụng vụ tổng quát: Phương án tổng quát giúp cộng đoàn sống và thực thi chức năng Tư Tế của Chúa Giêsu. Cụ thể, đó là hướng dẫn thực hiện quy cách thực hành Phụng vụ sao cho đúng, đẹp và mang lại các hiệu quả thiêng liêng. (Các bí tích, Thánh lễ, Ca đoàn, lễ sinh, nghệ thuật thánh, tác viên PV…)

 

3. Mục vụ huấn giáo: Phương án tổng quát giúp cộng đoàn sống và thực thi chức năng Ngôn Sứ của Chúa Giêsu. Cụ thể, đó là định hướng, phối hợp toàn bộ sinh hoạt giáo lý trên những nguyên tắc chỉ đạo đúng đắn, áp dụng khả thi (Tổ chức điều hành giáo lý tổng quát, phương án giáo lý hàng năm, giáo lý viên, chương trình giáo lý, các đối tượng huấn giáo, tư liệu và phương tiện giáo lý…)

 

4. Mục vụ các hội đoàn, các giới: Công tác phối kết, huấn luyện, phát triển các hội đoàn, đoàn thể và định hướng đưa vào sinh hoạt mục vụ chung của giáo xứ. (Legio Mariae, Các Bà mẹ công giáo, cựu chủng sinh-tu sĩ, nhà giáo, sinh viên-học sinh, thiếu nhi, giới trẻ, gia trưởng…)

 

5. Mục vụ văn hóa-nghệ thuật: Ứng dụng và phát triển lãnh vực văn hóa-nghệ thuật làm khí cụ chuyển tải chân lý Phúc âm và thăng tiến phẩm giá Kitô hữu. (Báo chí, trang trí, các loại hình văn nghệ, văn hóa…)

 

6. Mục vụ truyền thông: Phối hợp, kiện toàn và ứng dựng các phương tiệnh truyền thông vào các lãnh vực mục vụ. (Âm thanh, ánh sáng, phát thanh, truyền hình, đèn chiếu, internet…)

 

7. Mục vụ bác ái-xã hội: Kế hoạch mục vụ giúp cộng đoàn tích cực và cụ thể sống tình bác ái huynh đệ, tương thân tương ái, thể hiện tinh thần “người Samaritanô nhân hậu”. (Xóa đói giảm nghèo, trợ giúp thiên tai, công tác từ thiện bác ái…)

 

8. Mục vụ giáo dục-học đường: Kế hoạch thực hiện “nền giáo dục Kỉô giáo” trên địa bản mục vụ và với điều kiện có trong tầm tay. (Trường học, quỹ khuyến học, hỗ trợ học sinh nghèo, chăm sóc svhs…)

 

9. Mục vụ hôn nhân-gia đình: Triển khai thực hiện các định hướng và ứng dụng mục vụ liên quan đến đời sống hôn nhân và gia đình. (chuẩn bị hôn nhân, các gia đình trẻ, hôn nhân rối, kinh nguyện gia đình)

 

10. Mục vụ Dự tòng-Tân tòng: Kế hoạch giúp thực hiện việc dạy giáo lý, chăm sóc đức tin cho các dự tòng cũng như những người vừa được gia nhập Kitô giáo. (mục vụ dự tòng, mục vụ hậu tân tòng)

 

11. Mục vụ quản lý tài sản và xây dựng: Kế hoạch quản lý và phương án phát triển tài sản giáo xứ. (Hồ sơ đất đai, xây dựng, kế hoạch mục vụ tài chánh…)

 

12. Mục vụ bệnh nhân, tử táng: Kế hoạch mục vụ chăm sóc bệnh nhân, người già, kẻ liệt, tử táng. Bảo vệ và xây dựng nghĩa trang…

 

13. Mục vụ liên lạc, đối thoại liên tôn: Kế hoạch mục vụ giúp giáo xứ bắt nhịp liên hệ với các đối tượng bên ngoài. (Liên lạc chính quyền dân sự, đối thoại với các tôn giáo bạn…)

 

14. Mục vụ truyền giáo: Ứng dụng các định hướng chung vào các lãnh vực liên quan tới sinh hoạt “Loan Báo Tin Mừng”: (các đối tượng và vùng truyền giáo, phương cách ứng dụng…)

 

15. Mục vụ ơn gọi linh mục, đời sống thánh hiến: Chương trình hành động tổng quát về việc đào tạo và phát triển ơn gọi tu trì. (Đào tạo chủng sinh và ơn gọi tu trì, thiết lập các quan hệ hữu hảo giữa giáo xứ và các cộng đoàn tu sĩ giúp mv…)

 

B. LỰA CHỌN TRIỂN KHAI MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG ƯU TIÊN

 

1. Mục vụ về Tổ chức-Điều hành tổng quát.

 

Đây là “khâu mục vụ” mang tính định hướng và chỉ đạo tổng quát. Nếu không có loại hình mục vụ nầy, mọi sinh hoạt mục vụ trong giáo xứ có nguy cơ cứ ở trong tình trạng lấp lửng, dễ biến động thay đổi, và đôi khi, không biết giải quyết cách nào khi có những vụ việc đặc biệt xảy ra.

 

Đề nghị một lộ trình thực hiện: Xây dựng văn bản định hướng, phối trí nhân sự và xác lập chương trình hành động.

 

Văn bản định hướng

 

Cần nghiên cứu kỷ để hình thành những “văn bản định hướng mục vụ” cho giáo xứ. Trước hết, cần một bảng Nội Quy làm “cơ sở pháp lý” để định hình việc tổ chức và điều hành mục vụ tổng thể. (Phần nào giống như một bản “Hiến Pháp” của một quốc gia). Dưới ánh sáng của bảng “Nội quy” nầy, việc tổ chức giáo xứ và các điều lệ hướng dẫn mục vụ chuyên biệt sẽ hình thành.

 

Đào tạo và phối trí nhân sự:

 

Một khi đã có nội quy và các điều lệ hướng dẫn mục vụ, điều còn lại là công tác phối trí nhân sự. Dĩ nhiên, công tác nầy đã được định hướng bởi các điều lệ. Cần có kế hoạch đạo tạo thường xuyên cho các thành viên đương nhiệm và các thành viên dự kiến trong tương lai.

 

Chương trình hành động:

 

Có văn bản định hướng, có nhân sự điều hành, bây giờ chỉ còn việc “bắt tay vào việc”, hay nói cho có vẻ chuyên môn: cần có chương trình hành động. Chương trình nầy có thể dài hạn (3 năm, 1 năm) hay ngắn hạn (6 tháng, 3 tháng). Điều quan trọng là chương trình đó không đi ngoài định hướng chung của Hội Thánh hoàn vũ, hoặc lãnh đạm thờ ơ với chủ trương mục vụ của Hội Thánh địa phương (HĐGMVN, GPQN,...). Muốn như thế, cần có một “Phương án mục vụ tổng quát” hướng dẫn toàn bộ sinh hoạt của giáo xứ trong một thời gian nhất định (Theo Năm Phụng Vụ chẳng hạn...)

 

Tư liệu tham khảo:

 

- Nội quy giáo xứ Tuy Hòa

 

- Điều lệ Hội đồng mục vụ-Hội đồng giáo xứ-Ban hành giáo giáo xứ Tuy Hòa.

 

- Phương án mục vụ tổng quát năm 2008

 

2. Mục vụ Phụng vụ

 

Là người được lãnh nhận chứ Tư tế thánh, thừa tác viên chính thức và cần thiết của các cử hành Phụng vụ, các linh mục không được quên lời huấn dụ khi tiến chức:

 

“Các con cũng phải thi hành nhiệm vụ thánh hóa trong Đức Kitô, vì chưng thừa tác vụ các con sẽ giúp hoàn thành lễ tế thiêng liêng của tín hữu, hiệp cùng lễ tế của Đức Kitô mà tay các con dâng tiến khi cử hành lễ tế trên bàn thờ...” (Nghi thức phong chức linh mục).

 

Và hãy luôn nhớ giáo lý của Công Đồng về vị trí ưu tiên của Phụng vụ thánh:

 

“Phụng vụ là tột dỉnh mà mọi hoạt động của Giáo Hội qui hướng về đồng thời tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội” (PV số 10).

 

Để giúp cho sinh hoạt mục vụ Phụng vụ được ổn định, sinh động và đúng hướng, cần lưu ý:

 

Đề xuất các quy định tổng quát cho các sinh hoạt Phụng vụ (Các bí tích, Thánh lễ, Ca đoàn, lễ sinh, nghệ thuật thánh, tác viên PV…).

 

Ngoài các hướng dẫn rõ ràng của luật “Chử Đỏ”, cần quy định những quy cách phụng vụ thích hợp với không gian, thời gian và điều kiện riêng của cộng đoàn, như:

 

- Lịch cử hành Phụng vụ: thánh lễ, Rửa tội, Giải tội, Trao của ăn đàng, Xức dầu kẻ liệt, chầu Giờ thánh...

 

- Hướng dẫn quy cách cử hành Phụng vụ: Lễ trọng, lễ kính, lễ Chúa Nhật, Hôn phối, An táng, y phục độc viên, cách rước lễ, phụng vụ tại gia, hát phụng vụ, việc thực hành kinh nguyện cộng đồng...

 

- Hướng dẫn thực hành phụng vụ cụ thể theo từng đối tượng và thời điểm: Giáng Sinh, Mùa Chay, Tuần Thánh-Phục sinh, Tết, Phong chức, tháng Đức Mẹ, mùa Các Đẳng...

 

Đào tạo tác viên phụng vụ: Độc viên, dẫn lễ, giúp lễ, ca trưởng...

 

Phối hợp các lãnh vực liên quan đến phụng vụ: Ban lễ nghi, ca đoàn, âm thanh, ánh sáng, trang trí...

 

Tư liệu tham khảo:

 

- Bảng hướng dẫn Phụng Vụ Tuần Thánh Phục sinh

 

- Hướng dẫn cử hành phụng vụ và kinh nguyện tại gia đình

 

3. Mục vụ huấn giáo:

 

Lại cũng cần nhắc lại lời giáo huấn của Đức Giám Mục trong lễ nghi phong chức:

 

“Còn các con thân mến ! Các con sắp lên chức linh mục, các con sẽ thi hành nhiệm vụ giảng huấn trong Chúa Kitô là Thầy chúng ta. Các con đã vui mừng lãnh nhận Lời Chúa, các con hãy đem ra phân phát cho mọi người. Khi suy gẫm luật Chúa, các con hãy chú tâm tin điều các con đọc, dạy điều các con tin và thi hành điều các con dạy. Vậy giáo lý các con phải nên lương thực nôi dân Thiên Chúa...”

 

(Cf. Đọc thêm: Kim chỉ nam số 47)

 

Vì liên quan đến chân lý đức tin, giáo dục các tâm hồn, mục vụ huấn giáo không thể bị xem thường hay được thực thi cách sơ sài, không định hướng, chắp vá, mang tính “đối phó”...

 

Sau đây là mấy đề nghị thực hành:

 

Kiện toàn khâu “Tổ chức và điều hành tổng quát”:

 

- Nên có một “Lược đồ tổng thể”: Việc tổ chức và điều hành, các đối tượng giáo lý, ban chuyên trách...

 

- Nên có một “phương án mục vụ giáo lý hàng năm” (chương trình hành động cụ thể trong năm)

 

Kế hoạch đào tạo giáo lý viên dài hạn và ngắn hạn.

 

Kế hoạch đầu tư cho mục vụ giáo lý: Cơ sở, dụng cụ, tư liệu, thủ bản...

 

Tư liệu tham khảo:

 

- Phương án mục vụ huấn giáo niên khóa 07-08 giáo xứ Tuy Hòa

 

- Chương trình Giáo lý Phổ thông

 

4. Mục vụ văn hóa-nghệ thuật

 

Kitô giáo vốn tự hào về “nền văn minh Kitô giáo” của mình bởi vì đã là nguồn cảm hứng mạnh mẽ và đầy sức thuyết phục đối với các loại hình văn hóa và nghệ thuật của nhân loại (âm nhạc, hội họa, kiến trúc, văn chương, thi ca...). Hơn nữa, văn hóa, nghệ thuật còn là phương tiện tối cần và hữu dụng trong việc chuyển tải chân lý đức tin. Lịch sử truyền giáo tại Việt nam đã khẳng định điều nầy. Vì thế, không thể bỏ qua hay xem thường loại hình mục vụ nầy trong sinh hoạt sống đạo của cộng đoàn dân Chúa.

 

Sau đây là mấy yếu tố cần lưu ý trong lãnh vực mục vụ nầy:

 

Chuyên ban mục vụ văn hóa-nghệ thuật: đặc trách các chuyên mục: trang trí khánh tiết, báo chí, các sinh hoạt tọa đàm văn hóa, văn học, giúp đào tạo người viết văn, làm thơ, nghiên cứu, thiết lập phòng đọc sách, thư quán, nhà truyền thống hay thư viện, xuất bản sách...

 

Các công tác văn hóa trong các dịp trọng điểm mục vụ: Giáng Sinh, Phục Sinh, ngày truyền thống Bổn mạng, Tết, các sinh hoạt đặc biệt (Kỷ niệm ngày thành lập xứ, các giải thưởng...)

 

Tư liệu tham khảo:

 

- Giải văn hóa-đức tin Nguyễn Xuân Văn

 

5. Mục vụ hôn nhân-gia đình

 

Công đồng Vatican II, trong Hiến chế Mục vụ “Gaudium et Spes”, đã dành chương đầu với các số từ 47-52 trong Phần II: Những vấn đề khẩn thiết, để tập chú vào chuyên đề: Giá trị của hôn nhân và gia đình.

 

Quả thật, hôn nhân-gia đình đúng là “điểm nóng mục vụ” mà bất cứ cộng đoàn nào cũng phải quan tâm, như lời huấn dụ của Đức Cố Giáo Hoàng G.P. II trong Tông huấn về gia đình:

 

“Vì thế, cũng cần nhấn mạnh một lần nữa rằng Hội Thánh phải cấp bách tổ chức một sự can thiệp có tính cách mục vụ để nâng đỡ gia đình. Cần phải cố gắng hết sức có thể để mục vụ gia đình được củng cố và phát triển, trở thành một ngành thật ưu tiên, vì chắc chắn trong tương lai việc loan báo Tin Mừng phần lớn tùy thuộc nơi Hội thánh tại gia đình” (Tông huấn gia đình số 65)

 

Sau đây là một số chuyên đề trong lãnh vực mục vụ hôn nhân-gia đình mà giáo xứ có thể triển khai thực hiện:

 

Mục vụ tiền hôn nhân: giáo lý chuẩn bị hôn nhân căn bản

 

Mục vụ đính hôn và lãnh nhận bí tích Hôn Phối.

 

Mục vụ gia đình: Chương trình giáo dục thường xuyên các gia đình trẻ, Sổ gia đình, hình gia đình, quản lý gia đình công giáo, phụng vụ và kinh nguyện gia đình, mục vụ các gia đình rối...

 

Tài liệu tham khảo:

 

- Sổ gia đình Công giáo giáo xứ Tuy Hòa

 

- Tài liệu phụng vụ tại gia

 

6. Mục vụ Dự tòng-Tân tòng

 

Cần phải lặp lại giáo huấn của Hội Thánh về vị trí và quyền lợi của các Dự tòng trong sinh hoạt của Dân Chúa:

 

“Phần những người dự tòng, nhờ Thánh Thần thúc đẩy, nếu minh nhiên xin gia nhập Giáo Hội, thì do chính ước muốn ấy, họ đã được kết hợp cùng Giáo Hội rồi; và Giáo Hội là Mẹ hiền yêu thương săn sóc họ như con cái mình” (Hiến chế Giáo Hội số 14)

 

Như thế, cần có một chương trình mục vụ dành cho Dự tòng-Tân tòng, một kế hoạch chăm sóc dài hơi, chứ không phải đơn thuần chỉ cần mở một lớp giáo lý cấp tốc cho họ lãnh các bí tích, rồi coi như không còn gì để quan tâm.

 

Sau đây là một số đề nghị trong chuyên đề mục vụ nầy:

 

Cần một kế hoạch mục vụ ưu tiên thay vì một biện pháp đối phó và một chương trình thường xuyên thay vì một giải pháp bất đắc dĩ.

 

Đề nghị một chương trình mục vụ dự tòng bao gồm: giáo lý, phụng vụ, cầu nguyện, hiệp thông.

 

Chương trình mục vụ hậu tân tòng: liên lạc, gặp gỡ, đại hội, trao trách nhiệm mục vụ...

 

Tư liệu tham khảo:

 

- Tài liệu giáo lý Tiền Dự Tòng

 

7. Mục vụ các hội đoàn

 

Đã có một thời,các hội đoàn Công giáo tiến hành nở rộ: Liên MinhThánh Tâm, HùngTâm dũng chí, Bác ái Vinh Sơn, Legio Mariae, Thanh-thiếu sinh công, Hướng đạo Công giáo, Thanh lao công, Các bà mẹ Công giáo...

 

Và tới một thời, tất cả phải “đội nón ra đi”, chỉ còn một hội đoàn duy nhất: Giáo Hội mà đơn vị nhỏ nhất là giáo xứ hay giáo họ. Nhưng, đức tin không vì thế mà tiêu tán. Có khi nhờ thế mà được thanh lọc, tẩy luyện cho tinh ròng hơn, cứng cáp hơn.

 

Nói thế không có nghĩa chủ trương rằng: Mục vụ ngày nay không cần đến các hội đoàn. Trái lại, rất cần. Vì, trong một nghĩa tích cực, các hội đoàn chính là “cánh tay nối dài của cha sở”. Chính vì thế, cần có những yếu tố sau đây để xây dựng chương trình mục vụ các hội đoàn.

 

Huấn luyện “tinh thần hội đoàn”

 

Đào tạo các hạt nhân

 

Cung ứng và hỗ trợ các yêu cầu

 

Định hướng sinh hoạt và thường xuyên phối hợp mục vụ

 

Tài liệu tham khảo:

 

- Điều lệ hướng dẫn sinh hoạt hội Nhà giáo Công Giáo

 

- Điều lệ hướng dẫn sinh hoạt ca đoàn

 

8. Mục vụ ơn gọi linh mục, đời sống thánh hiến

 

Tài liệu “Kim Chỉ Nam cho Thừa tác vụ và đời sống linh mục” đã nêu bật:

 

“Linh mục cần lưu tâm cách riêng đến mục vụ ơn gọi, không quên khuyến khích cầu nguyện theo ý chỉ đó, bỏ công sức ra cho Giáo lý ơn gọi, lo huấn luyện các em giúp bàn thờ, cổ võ sáng kiến thích hợp bằng tiếp xúc cá nhân, nhằm phát hiện những tài năng và biết nhận ra thánh ý Thiên Chúa để giúp can đảm lựa chọn theo Đức Kitô”

 

“Đó là một “đòi hỏi không thể lẫn tránh của đức ái mục vụ” là mỗi linh mục tiếp tay với ơn Chúa Thánh Thần, quan tâm khơi dậy ít nhất một ơn gọi linh mục để có thể tiếp nối thừa tác vụ của mình”.

 

(SĐD số 32).

 

Ở đây, mục vụ ơn gọi không chỉ nhắm đến công tác chuẩn bị và đào tạo ơn gọi mà còn nhấn mạnh đến khía cạnh linh mục sống ơn gọi linh mục của chính mình và trong tương quan với các linh mục và tu sĩ khác.

 

Một số gợi ý cho lãnh vực mục vụ nầy:

 

Linh mục sống ơn gọi linh mục của chính mình

 

“Chắc chắn, sự ý thức rõ ràng về căn tính của mình, sự mạch lạc trong đời sống, niềm vui trong sáng và lòng nhiệt thành thừa sai tạo nên những nguyên tố cần thiết cho mục vụ ơn gọi.” (SĐD số 32)

 

Linh mục trong tương quan với anh em linh mục

 

“Tình bạn linh mục chín chắn và thâm sâu, được coi như nguồn gốc phát sinh sự thanh thản và niềm vui lúc thi hành thừa tác vụ...” (SĐD số 32)

 

Linh mục trong quan hệ với các tu sĩ giúp mục vụ

 

“Ngài phải lưu tâm đặc biệt đến mối tương quan với các anh chị em dấn thân sống đời thánh hiến đặc biệt cho Thiên Chúa, dù họ thuộc về hình thức nào, bằng cách bày tỏ một sự quí mến chân thành và một tinh thần cọng tác tông đồ đích thực trong sự tôn trọng và thăng tiến những đặc sủng riêng tư của họ...” (SĐD số 31)

 

Rõ ràng, tách bạch trong trách nhiệm mục vụ, trong quản lý cơ sở và đất đai.

 

Linh mục trong kế hoạch đào tạo ơn gọi chủng sinh và tu sinh: Từ xa trong gia đình cho đến môi trường giáo xứ, học đường...

 

Tài liệu tham khảo:

 

- Linh đạo dành cho linh mục coi xứ

 

PHẦN KẾT LUẬN

 

Tại làm sao tôi phải “thao thức mục vụ” ?

 

Vì Giáo Hội, Giáo phận đang cần những “người canh gác đêm” (Is 21,11-12) tỉnh thức, sắp sẵn trên vọng gác của tòa nhà Giáo Hội, hay sinh động, mau mắn trên những “thảo nguyên của cuộc đời” để cộng đoàn Dân Chúa luôn biết bừng dậy trong hy vọng hoan vui đón mừng Ngày Chúa đến (Is 52,7-9); nhưng nhất là để trung thành với căn tính linh mục của chính mình, để mình được nên thánh mà theo ngôn ngữ của Chúa Giêsu đó chính là: “Để phục vụ và hiến dâng mạng sống” (Mt 20,24-28)

 

Và như thế, “thao thức mục vụ” không phải chỉ là “vấn đề của tâm lý” hay nổi bức xúc do tác động xã hội và những yêu cầu của tương lai, nhưng là một chiều kích chính yếu không thể thiếu trong linh đạo của người linh mục hôm nay và ngày mai.

 

Thật vậy, đối với linh mục, nhất là linh mục giáo phận, linh mục coi xứ, thì việc nên thánh không thể tách khỏi môi trường mục vụ, công tác mục vụ, cộng đoàn mục vụ. Bởi lẽ, linh mục không phải nên thánh cho riêng mình, mà phải nên thánh cho, vì, với và nhờ công đoàn mà mình phục vụ.

 

Tông huấn Pastores dabo vobis dành trọn 6 số (từ 21-26) để triển khai khía cạnh “linh đạo mục vụ” nầy qua hai nội dung chính: - Đức Ái mục vụ và – Thi hành thừa tác vụ.

 

“Đời sống thiêng liêng của các thừa tác viên Tân ước phải được đóng ấn bằng thái độ tiên khởi ấy, thái độ phục vụ đối với Dân Thiên Chúa” (TH.Pastores dabo vobis số 21).

 

“Linh mục sống trong một bầu khi liên lỷ ứng trực và sẵn sàng để cho mình bị chộp giữ hay, có thể nói, để cho mình “bị ăn” do bởi những nhu cầu và những đòi hỏi, dỉ nhiên cần phải hợp lý của đoàn chiên” (28)

 

Điều đó cũng đã được chính Công đồng Vatican II khẳng quyết trong Sắc lệnh Đào tạo linh mục: Hoạt động mục vụ sẽ giúp kiên cường đời sống tu đưc:

 

“Tốt hơn phải vì đó huấn luyện cho họ biết dùng chính hoạt động mục vụ của họ, để kiên cường đời sống tu đức cho thật vững mạnh” (Đào tạo linh mục, số 9)

 

Từ những gợi ý đó, chúng ta có thể dừng lại trên những lưu ý nầy:

 

Cộng đoàn có nhiều hoa trái thánh thiện (Trẻ em, các người già lảo, những người cha, người mẹ âm thầm thánh thiện trong trong vất vả khó nghèo, những bạn trẻ nam nữ anh hùng và can đảm nói không với những đua đòi và cám dỗ hưởng thụ…); và trong đời sống giáo dân có nhiều nhân đức mà linh mục không có hay ít có: nhân đức nghèo, khổ, vất vả nhọc mệt, túng thiếu, đầu tắt mặt tối, bệnh hoạn tật nguyền, mất con, mất vợ…).

 

Vì thế, linh mục đừng bao giời tự cho mình là “đấng ban phát sự thánh thiện”, là “thầy dạy đàng nên thánh” để luôn “lấy làm đủ” và xem thường, không tìm học hỏi được gì nơi cộng đoàn.

 

Thao thức mục vụ chính là không ngừng tìm kiếm và học hỏi kho tàng thánh thiện vô giá của Dân Chúa.

 

TƯ LIỆU THAM KHẢO

 

Hiến chế Giáo Hội (Ánh sáng muôn dân)

 

Hiến chế Phụng vụ

 

Hiến chế mục vụ (Vui mừng và Hy vọng)

 

Sắc lệnh về chức vụ và đời sống linh mục

 

Sách Nghi lễ phong chức linh mục

 

Tông huấn Pastores dabo vobis

 

Tông huấn Kitô hữu giáo dân

 

Tông huấn gia đình

 

Kim chỉ nam cho thừa tác vụ và đời sống linh mục

 

Các tài liệu chỉ nam mục vụ giáo xứ Tuy Hòa

 

CÁC CÂU HỎI GỢI Ý XUNG QUANH CHỦ ĐỀ

 

CÁC ƯU TIÊN MỤC VỤ CHO HIỆN TẠI VÀ TƯƠNG LAI CỦA GIÁO XỨ

 

1. Nếu được tự do chọn lựa giữa công tác chuyên môn và phụ trách mục vụ giáo xứ, cha thích chọn công việc nào ?

 

2. Cha có thể đề nghị một danh mục đầy đủ và theo trật tự ưu tiên các loại hình sinh hoạt mục vụ của một giáo xứ.

 

3. Theo cha, để xây dựng, củng cố và phát triển một cộng đoàn mục vụ (giáo họ, giáo xứ), thì cần những yếu tố then chốt nào ?

 

4. Cha đang phát hiện ra những tác động tiêu cực nào của xã hội trên sinh hoạt mục vụ của cộng đoàn cha đang phụ trách ?

 

5. Đâu là “căn bệnh thâm căn cố đế” (tật xấu, thói quen xấu...) mà cộng đoàn cha phụ trách đang mắc phải khiến sinh hoạt mục vụ cứ ì ạch, không tiến triển, trưởng thành?

 

6. Nhân sự mục vụ thiếu trầm trọng ! Đồng ý. Nhưng “kế hoạch đầu tư” đã có chưa và thế nào ?

 

7. Đã ứng dụng tới đâu các phương tiện truyền thông (Mass Media) vào sinh hoạt mục vụ ? Thử đề nghị vài mô hình ứng dụng hiệu quả.

 

8. Nếu được “chuyên tu mục vụ” (thường huấn), cha thích chọn môn gì và cần bồi dưỡng chuyên sâu lãnh vực nào ?

 

LM. Giuse Trương Đình Hiền

 

CHIẾC BAO TAY

Đôi bao tay ngày nay khá thông dụng. Không những được dùng trong công ty xí nghiệp, mà còn trong công sở, hay ở chốn phố thị ta cũng thấy đầy người sử dụng. Còn hơn cả vì công việc, bao tay còn dùng để che nắng, che mưa, chống gió, chống bụi, chống lạnh nữa. Bao tay có rất nhiều loại và đủ mọi kích cỡ. Chúng tật tiện dùng.

Nhưng nó chỉ có giá trị khi bàn tay còn trong bao tay mà thôi. Khi ấy bao tay còn làm được nhiều chuyện, chúng thực sự hữu ích.

Còn nếu rút tay ra khỏi bao tay, nó sẽ trở nên vô dụng, nó chỉ là một mảnh vải, một miếng da, một đống len bất động. Dù ta tức bực khó chịu với thì cũng chỉ vô ích, chúng là một thứ vô hồn.

Nếu liên hệ với con người, chúng ta thấy mình giống như những chiếc bao tay vậy.

Ta chỉ là bao tay, còn Chúa Thánh Thần mới chính là Bàn Tay. Giáo hội ca tụng Thần Khí là Bàn Tay Thiên Chúa. Không có Thánh Thần, chúng ta chẳng làm gì được, nhưng có Ngài, ta làm được nhiều chuyện, như Chúa Giêsu đã nói : “Thật Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy thì người đó còn làm những việc lớn hơn nữa” (Ga 14, 12). Và với Thánh Thần, chúng ta có sức chịu đựng tất cả : “với Đấng ban sức mạnh cho tôi, tôi chịu được hết” (Pl 4, 13).

Hãy ca tụng Thiên Chúa quyền năng đã tỏ bày vinh quang, danh dự và uy quyền trên con người mỏng giòn yếu đuối.

Hãy tạ ơn Thiên Chúa vì mình được trở thành chiếc bao tay, và qua đó, hồng ân được tuôn xuống cho nhiều người.

Hãy ngợi khen Thiên Chúa đã biến ta thành dụng cụ tích cực để cộng tác vào chương trình cứu độ của Ngài.

Hãy chúc khen Thiên Chúa toàn năng vì đã làm cho ta trở thành những chiếc bao tay có gia trị, có sức sống.

Hãy soi mình vào Chúa Giêsu, Đấng hiền từ và khiêm nhường trong lòng, ta sẽ biết giới hạn và thân phận của mình mà bắt chước Ngài sống khiêm nhường, không kiêu căng tự phụ.

Gioan Tẩy giả, hình ảnh giúp ta suy nghĩ thật nhiều về hai chữ khiêm nhường. Ông không muốn có sự ngộ nhận của dân chúng khi tìm đến, nghi ngờ ông là đấng cứu thế. Ông công khai nói lên sự thật về thân phận của mình và thân phận của Đức Giêsu.

Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là Êlia, càng không phải là Đấng cứu độ.

Tôi đến trước nhưng lại có sau, Đấng đến sau nhưng lại có trước tôi.

Phép rửa của tôi chỉ giúp cho việc sám hối, chuẩn bị đón Chúa mà thôi. Còn Đấng ấy thì rửa bằng Thánh Thần và lửa. Đấng ấy thật vĩ đại, lớn lao, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người là Chiên Thiên Chúa, Người sẽ cứu thế gian khỏi tối tăm của sự chết.

Ông không hề tranh đấu để tìm phần thắng về mình, nhưng mạnh dạn nói lên sự thật để mọi người không những tìm đúng Người mà còn mau mắn chuẩn bị đón Người nữa. Ông thật khiêm nhường.

Xin Chúa cho ta nhận ra những phúc lộc của Người ban cho ta trong cuộc sống theo thời gian mà hết lòng khiêm tốn đón nhận một cách trân tọrng và yêu mến. Và cũng hãy nhớ rằng, tất cả những gì mình đã cò, đang có và sẽ có, đều là hồng ân của Thiên Chúa ban cho, chứ không phải do chính ta. Vì thế, không có lý do gì để ta lên mặt, kiêu căng, kênh kiệu, mà hãy liên lỉ ngợi khen Thiên Chúa Ba Ngôi của chúng ta.

Thanh Thanh

Tài liệu học tập chuẩn bị Đại hội Thánh Mẫu La Vang (13-15.8/2008):

Tiếp theo Tin vui 139

Bài 3: ĐỨC MARIA, THẦY DẠY QUẢNG ĐẠI CỌNG TÁC VÀO CÔNG TRÌNH CỨU RỖI CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ.


Nếu thái độ nội tâm chủ yếu của đức Maria là luôn lắng nghe để tìm kiếm thánh ý Chúa rồi đem ra thực hành, thì việc Đức Maria đồng lao cọng khổ cùng với Con Mình và cùng hiến tế với Con trên bàn thờ Thập giá là một điều tất yếu. Thật vậy, khi ưng thuận làm Mẹ Đấng Cứu Thế trong biến cố Truyền tin, thì chắc hẳn Mẹ cũng thoáng thấy đước phần nào những gì đang chờ đợi Mẹ trong tương lai. Có một dây liên hệ mật thiết giữa chức làm mẹ của Đức Kitô với chức làm mẹ của Hội Thánh như Đầu với các chi thể trong nhiệm thể Chúa Kitô Mẹ của Đầu thì tất yếu phải là Mẹ các chi thể khác trong Nhiệm Thể của Chúa Kitô. Sứ mạng này được dần dần mạc khải cho Mẹ, nhất là khi Mẹ hiến dâng Con trong Đền Thánh và được nghe lời tiên tri Simêon nối kết hai số phận nên một (Lc. 2,34-35). Công Đồng Vatican II đã diễn tả điều ấy như sau: “Hết lòng đón lấy ý định cứu rỗi của Thiên Chúa, vì không một tội nào ngăn trở Ngài, Đức Maria đã tận hiến làm tôi tớ Chúa, phục vụ cho thân thể và sự nghiệp của Con Ngài, và nhờ ân sũng của Thiên Chúa toàn năng, phục vụ mầu nhiệm cứu chuộc dưới quyền và cùng với Con Ngài.”


Chúng ta sẽ theo dõi tiến trình mạc khải của Thiên Chúa qua các biến cố đời Mẹ và thái độ sẵn sàng cọng tác của Mẹ vào chương trình cứu rỗi của Ngài.


1. Sứ thần nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một Con Trai và đặt tên là Giêsu”(Lc. 1,30-31). Thiên thần dùng tên này để chỉ sứ mạng cứu thế của người Con mà Mẹ sẽ sinh ra cho thế gian. Giêsu có nghĩa là Chúa Cứu. Khi chấp thuận cho việc Chúa cứu thế nhập thể trong lòng mình. Đức Maria hẳn cũng đã chấp thuận sứ mạng cứu thế của Ngài. Có thể Mẹ không biết Chúa sẽ cứu bằng cách nào, nhưng dù bằng cách nào thì Mẹ cũng quảng đại cọng tác cho chương trình của Chúa được hiện thực. Những gì sẽ xảy đến cho Người Con, thì cũng liên can đến Người Mẹ. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, khi suy niệm về sự cọng tác của Mẹ trong mầu nhiệm Nhập Thể đã nói: “Khi hoàn toàn chấp nhận lời của sứ thần Gabrel báo tin rằng mình sẽ trở thành Mẹ của Đấng Messia, Đức Maria đã khởi sự tham gia vào bi kịch cứu chuộc”( Những bài huấn giáo về Đức Maria trang 181). Công Đồng Vatican II cũng khẳng định: “Sự liên kết giữa Mẹ và Con trong công cuộc cứu rỗi được tỏ rõ từ khi đức Maria thụ thai Chúa Kitô cách trinh khiết cho đến lúc Chúa Giêsu Kitô chết” ( L.G số 67). Đấng cứu chuộc nhân loại ” (Những bài huấn giáo về Đức Maria trang 185). Tuy mọi người điều được Thiên Chúa mời gọi cọng tác vào công trình cứu chuộc của Ngài nhưng sự cọng tác của Đức Maria là một sự kiện duy nhất và vô tiền khoáng hậu.


2. Với biến cố Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh, được nghe lời cụ già tiên tri Simêon mách bảo, thì đường lối cứu chuộc của Chúa Giêsu mà Mẹ được mời gọi cọng tác vào, được hé mở ra sáng tỏ hơn. Mẹ hiểu được rằng Con Mẹ sẽ phải chịu đau khổ, và Mẹ cũng phải chia sẽ đau khổ cùng Con. Và Mẹ đã sống trong viễn cảnh đau thương ấy từng ngày cho đến khi nó trở thành hiện thực. Sự hiểu biết và chờ mong ấy càng gia tăng thêm đau khổ cho lòng Mẹ. Mẹ hiến dâng cho Thiên Chúa Người Con mà Mẹ đã lãnh nhận từ Chúa, để Ngài thực hiện công trình cứu chuộc, Mẹ cũng hiến dâng chính mình cho sứ mạng ấy nữa.


Một ngày kia sẽ tới lúc mà Mẹ đứng dưới chân Thập giá của Chúa Giêsu Con Mẹ, thì bức màn bí mật mà cụ Simêon đã vén lên một phần sẽ được mở ra trọn vẹn. Mẹ đứng đó để cho hy lễ của Con mình và của chính mình mà ngày xưa Mẹ đã hiến dâng trong Đền Thánh như là hình bóng, nay trở thành thực tại. Mẹ đã cọng tác với Con cho đến cùng, để cây Thánh giá nở hoa cứu độ cho muôn người.


Đời sống người kitô hữu cũng được Chúa mời gọi thông phần vào công trình cứu rỗi của Chúa. Chúng ta hãy noi gương Me, luôn kiên trì trong gian nan thử thách, nhất là biết chấp nhận mọi sự thiệt thòi mất mát khi phải lội ngược dòng đời để trung thành với đức tin, với lời Chúa dạy chúng ta cũng hãy đồng lao cộng khổ với Chúa, với Giáo Hội, tin vững chắc rằng Thánh giá cuối cùng cũng sẽ nở hoa cứu độ cho mình, cho gia đình, cho Giáo Hội, cho thế gian. Mẹ La Vang cũng đã ân cần khuyên nhủ cha ông chúng ta ngày xưa: “Các con hãy tin tưởng và vui lòng chịu mọi đau khổ…”. Mẹ là Đức bà phù hộ các giáo hữu, và bây giờ trong vinh quang thiên quốc, Mẹ có đủ mọi quyền thế để phù hộ con cái Mẹ, đặc biệt là những đứa con đang quằn quại trong đau thương. Hãy chạy đến cùng Mẹ và xin Mẹ ban ơn thêm sức để thông phần vào công trình cứu độ của Chúa Giêsu, Con Mẹ.


3. Ý muốn của Chúa cho Đức Mẹ cọng tác vào công trình cứu chuộc của Ngài được sáng tỏ hơn nữa qua tiệc cưới Cana, trong đó Thánh Gioan đã trình bày việc can thiệp đầu tiên của Đức Mẹ trong cuộc đời công khai rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu và làm nổi bật sự hợp tác của Mẹ vào sứ mạng của Con Mẹ.


Tiệc cưới Cana nữa chừng hết rượu. Hoàn cảnh bối rối này không thể che dấu đôi mắt tinh tế của Mẹ. Mẹ ngỏ lời với Chúa Giêsu: “Họ hết rượu rồi!”. Một sự can thiệp rất tế nhị, chỉ trình bày cho Chúa Giêsu biết hoàn cảnh khó khăn của đôi tân hôn, Mẹ không áp đặt cho Chúa Giêsu phải làm gì, chỉ tin tưởng Chúa sẽ can thiệp để giúp đở cho đôi tân hôn cách nào tùy ý Chúa. Thế nhưng Chúa Giêsu đáp trả bằng một câu hỏi gây chưng hửng: “Thưa Bà, chuyện đó can gì đến Bà với Tôi? Giờ Tôi chưa đến!” (Ga 2,4). Một câu hỏi không ngờ được và xem ra như một sự từ chối. Cũng như một lần khác, khi Mẹ và anh em Chúa đến xin gặp Chúa đang lúc Chúa giảng dạy dân chúng, thì Chúa đưa ra câu hỏi gây sửng sốt: “Ai là Mẹ tôi, ai là anh em tôi? (Mc 8,33). Những câu hỏi như thế vừa biểu lộ ước muốn của Chúa Giêsu vượt lên trên những liên hệ huyết nhục gia đình, vừa mạc khải một thực tế cao trọng trong chương trình cứu rỗi của Ngài. Nói cách khác, những câu hỏi của Chúa Giêsu vừa diễn tả một sự xa cách, vừa biểu thị một sự nâng cao mối quan hệ giữa Ngài với Mẹ Ngài. “Chuyện đó can gì đến Bà với tôi. Chúa Giêsu gọi Mẹ Ngài là “Bà”, một danh xưng không quen dùng giữa Con và Mẹ. Rồi thêm vào một câu nữa: “Giờ tôi chưa đến”. Trên Thánh giá Chúa Giêsu cũng gọi Đức Mẹ là Bà: “Thưa Bà đây là con Bà” (Ga 19,26). Từ “Bà”ấy nối kết hai biến cố này lại với nhau và chúng ta có thể hiểu được ý muốn của Chúa Giêsu như sau: Bây giờ, chưa phải là giờ của Con, cho nên không liên can gì đến Mẹ, khi nào giờ Con đến, thì bấy giờ, Mẹ mới có phần. Chúng ta cũng nên biết rằng: “giờ” của Chúa trong Phúc âm Thánh Gioan là giờ tử nạn và cũng là giờ tôn vinh. Đây là giờ mà Mẹ đứng dưới chân Thập giá, chứng kiến những nổi đau thương của Con mà lòng dạ tan nát. Lưỡi gươm đã thâu qua lòng Mẹ như lời cụ Simêon đã nói ngày xưa. Mẹ đã đón nhận Lời Chúa và chắc hẳn Mẹ không ngừng suy niệm để tìm hiểu ý định của Chúa như thói quen Mẹ làm (Lc 2,19-51).


Một lần nữa, qua biến cố tiệc cưới Cana, Chúa lại hé lộ ra cho Mẹ ý định của Ngài là mời Mẹ cọng tác vào công trình cứu rỗi mà Chúa sẽ hoàn tất trên Thập giá. Và Mẹ cũng thưa “xin vâng”.


4. “Giờ” mà Chúa Giêsu nói ở tiệc cưới Cana cuối cùng rồi đã đến. “Giờ mà Chúa Giêsu khắc khoải đợi trông,vì chính lúc được gương lên cao, người sẽ kéo mọi người lên với Người ” (Ga12,32). Đó cũng là giờ mà Mẹ Người sẽ có phần trong đó.


Mẹ đứng đó, dưới chân thập giá, ngước mắt nhìn lên thân xác không còn hình dạng con người nữa (Isaia 52, 14). Mẹ đứng đó để cho lưỡi gươm ngày xưa cụ Simêon tiên báo đâm thâu qua lòng, để nối kết Người Con với Người Mẹ nên một của lễ hiến tế. Mẹ đứng đó cho tiệc cưới thiên sai đem lại hoan lạc cho hiền thê Hội Thánh. Ở Cana, nước đã hóa thành rượu, trên đồi Canvê máu cũng thay cho rượu mừng tiệc cưới của Đức Kitô và Hội Thánh.


Tất cả mọi sự tiên báo trước đây bây giờ đã được ứng nghiệm. Trước mắt Mẹ, là người Con yêu dấu mà mẹ đã vâng phục đón nhận, rồi nuôi dưỡng, giáo dục và dâng trả lại cho Chúa Cha làm của lễ xóa tội trần gian. Mẹ dã tham dự một cách đặc biệt và độc đáo vào hy lễ của Con Mẹ.


Dưới chân Thập giá, Đức Maria lại được Chúa yêu cầu làm Mẹ: Lần này không phải là Con Thiên Chúa Nhập Thể làm người như trong biến cố Truyền tin, mà là Gioan, vị tông đồ đại diện cho muôn người được cứu chuộc: “Thưa Bà, đây là Con của Bà” “Đây là mẹ của anh” (Ga19,26-27). Và cũng như xưa, mẹ đã thưa xin vâng trong biến cố Truyền tin, lúc mà Chúa xin Mẹ làm Mẹ Đấng Cứu Thế, bây giờ trên Thập giá, Chúa cũng xin Mẹ làm Mẹ Hội Thánh, thì chúng ta cũng có thể quả quyết rằng Mẹ vẫn thưa lại tiếng xin vâng ấy cho chức làm mẹ mới.


Dưới chân Thập giá, Đức Maria là Eva mới, bên cạnh Chúa Giêsu là Ađam mới để tái tạo những gì mà nguyên tổ loài người đã đánh mất. Chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đưa ra lối so sánh này dựa trên giáo huấn của các Thánh Giáo phụ. Khi Ngài viết: “ Trước đây, Thiên Chúa đã tạo dựng loài người có nam có nữ ” (St 1, 27). Bây giờ, trong công trình Cứu chuộc, Chúa cũng muốn kết nạp với “ ông Ađam mới” một “ bà Eva mới”. Tội nguyên tổ đã dẫn đường tới tội lỗi, một đôi mới, Con Thiên Chúa với sự cộng tác của Thánh Mẫu, sẽ hồi phục phẩm giá nguyên thủy của mình ( Những bài huấn giáo về Đức Maria trang186).


5. Mặc dù không có được vai trò và địa vị của Mẹï Maria, nhưng tất cả mọi người Kitô Hữu cũng được Chúa mời gọi cộng tác vào công trình cứu chuộc của Chúa. Trong thư thứ hai gửi cho môn đệ thân tín là Timôthê, thánh Phaolô khuyên nhủ đứa con tinh thần của mình. “Hãy đồng lao cộng khổ như một người lính giỏi của Đức Kitô Giêsu” ( 2Tm 2,10).


Chiêm ngắm những đau thương của Đấng Hiệp Công Cứu Chuộc, chúng ta cũng được mời gọi đồng lao cộng khổ với Chúa Kitô trong việc vác Thập giá hằng ngày mà theo Chúa: Thánh giá của bệnh hoạn tật nguyền, thánh giá của bổn phận và trách nhiệm, thánh giá của sự ghen ghét kỳ thị… Nếu tất cả những đau thương ấy, dược liên kết với những đau thương của Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn của Người, thì sẽ trở nên những giá trị cứu rỗi cho mình và cho nhiều người khác, và nếu không làm như thế, thì chúng ta đã lãng phí những cơ hội quý báu mà Chúa gởi đến cho chúng ta. Bản năng tự nhiên của con người là sợ đau khổ và vì sợ, cho nên thường tránh né. Nhưng sợ và tránh né cũng không khỏi vì đau khổ là phận số của con người, sinh, lão, bêïnh, tử dính liền với kiếp người. Mẹ Maria đã chỉ cho chúng ta một phương thế rất hiệu nghiệm để biến đổi đau thương thành hoa trái cứu độ là hiệp thông với những đau thương của Chúa Giêsu. Mẹ đã thể hiện một cách cụ thể trên bàn thờ thập giá. Theo gương Mẹ, các thánh tử đạo Việt Nam cũng đã đi con đường ấy. Người ta kể chuyện trong thời thế chiến, giữa khói lửa bom đạn, các phương tiện y tế thường xuyên thiếu hụt, có một thương binh phải được phẩu thuật khẩn cấp, nếu không thì sẽ bị tử vong. Lên bàn mổ giữa chiến trường, anh được thông báo là không có thuốc mê nên phải chịu đau đớn lắm. Người ta đề nghị cột chân tay và nhét vải vào miệng cho anh khỏi cắn lưỡi, nhưng anh không bằng lòng và xin cho anh cầm trong tay cây Thánh giá có ảnh Chuộc Tội, và bác sĩ cứ thế mà mổ. Nắm chặt thánh giá và nhìn thẳng vào ảnh Chuộc Tội, anh đã cắn răng chịu đựng các vết dao xẻ thịt, nhờ sức mạnh tình yêu của Đấng Cứu Chuộc, anh đã qua khỏi nguy hiểm tính mạng.


Thánh Phaolô đã thông hiểu ý Chúa muốn và noi gương Đức Trinh Nữ Maria, nên Ngài đã chấp nhận mọi đau khổ của đời sống tông đồ truyền giáo. Ngài viết cho giáo đoàn Colossê như sau: “Giờ đây, tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội thánh”(Col. 1,24)


Lạy Mẹ Maria, Mẹ chỉ bảo đàng lành, trên đường tiến về Quê Trời, xin Mẹ dạy chúng con biết tin yêu và hy vọng vào Chúa, biết lắng nghe và thực hành Lời Chúa và biết kết hợp những đau thương khốn khó trong đời sống chúng con với những đau khổ của Chúa Giêsu như Mẹ. Amen


CÂU HỎI



Bài 1: Thầy dạy Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến

1. Nội dung của Đức Tin có hai khía cạnh nào?

2. Đức Maria đã thực hiện Đức Tin trong đời mình thế nào?

3. Công Đồng Vatican II nói về sự Đức Mẹ liên kết làm một với Giêsu thế nào?

4. Nội dung của Đức Cậy thế nào?

5. Tương quan mật thiết giữa Đức Tin và Đức Cậy thế nào?


6. Đức Maria đã thực hiện Đức Cậy trong đời mình thế nào?

7. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói về Đức Cậy của Mẹ Maria thế nào?

8. Nội dung của Đức Mến thế nào?

9. Đức Maria đã thực hiện Đức Mến trong đời mình thế nào?


Bài 2: Lắng nghe và thực hành Lời Chúa

 

1. Lời Chúa cần phải được lắng nghe và được đem ra thực hành thế nào?

2. Đức Mẹ được mệnh danh là “Người Nữ Biết Lắng nghe”, nghe Lời Chúa và đem ra thực hành trong đời mình thế nào?

3. Hãy giải thích Lời Chúa Giêsu nói trong ba Phúc Âm Nhất Lãm (Lc 8, 19 - 21; Mc

3, 33 - 35; Mt 12, 46 – 50): “Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe Lời Thiên Chúa và đem ra thực hành”.


Bài 3: Cộng tác vào chương trình cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô.


1. Sự cộng tác của Đức Mẹ vào chương trình cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô được mặc khải dần dần thế nào qua các biến cố Truyền Tin, Dâng Chúa vào Đền Thánh và Tiệc Cưới Cana?

2. Dưới chân Thập giá, Đức Maria đã đóng vai trò thế nào trong chương trình cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô?

3. Người Kitô hữu chúng ta tham dự vào chương trình cứu rỗi của Chúa Giêsu Kitô thế nào?

 

LM Giuse Đặng Thanh Minh

Mục lục

 

TÌNH YÊU – HÔN NHÂN – GIA ĐÌNH

Sống trong gia đình

Một ông cụ già ở tận một thôn xóm xa xôi qua đời. Trong đám tang người ta thấy có nhiều người lạ mặt, những bác nông dân tuốt trong đồng sâu, những thanh niên từ mãi tận đâu đâu đến viếng người quá cố lần chót. Rồi đám tang qua đi. Con cháu rảnh rỗi lục tung đống sách vở báo chí, giấy tờ  và thấy mấy tập sách viết tay rất đẹp. Sáu tập sách, mỗi tập 100 trang, ghi lại những lời đối thọai về những thắc mắc của những người không tin Chúa, những người đang thắc mắc về Giêsu mà ông cụ đã gặp. Và dĩ nhiên những câu trả lời của ông. Thì ra bấy nhiêu năm sống đạo, ông đã làm một việc bị mọi người coi là “ăn cơm nhà vác ngà voi”, đó là đạp xe vào tận vùng rừng sâu, vào những nơi có những người nhập cư sinh sống để “nói chuyện với họ”, tranh cãi với họ, và chỉ vẽ cho họ thấy con đường phải đi về đời sau của họ. Một việc làm âm thầm.

 

Nhưng tại sao lại nói chuyện ông già “lẩm cẩm’ ấy ở trong gia đình, trong giáo dục con cái ? Xin kể tiếp.

 

Những người con và nhất là bà vợ ông là người cằn nhằn ông nhiều nhất, vì “chỉ biết xách xe đạp đi tối ngày”. Khi ông chết, họ mới nhận ra việc làm của ông. Lẽ ra ông nên dành thời giờ bươm chải trong xã hội, gặp gỡ, nhậu nhẹt với những người làm ăn buôn bán để kiếm cách làm giàu, tiếp xúc với những người có thế có quyền để tìm cách ngoi lên trong xã hội, lẽ ra ông phải có nhà lầu, xe hơi như người ta, có những ngày nghỉ mát Thái Lan, Singapore, …lẽ ra… lẽ ra và lẽ ra. Dĩ nhiên làm như vậy ông sẽ được người đời ( những người giàu sang phú quý) khen ngợi vì biết “ lo cho gia đình” .

 

Nhiều ông bố bà mẹ đã làm như vậy. Và đến lúc gần chết lại lo lắng việc chia gia tài. Ông cụ kể trên không lo điều đó. Ông chết an bình. Con cái cũng có nhà, có đất, có công ăn việc làm và có tình yêu thương đùm bọc. Ông ra đi an bình. Con cái ở lại an bình. Một người bạn tôi làm nghề quay phim. Anh quay rất nhiều đám cưới. Anh cũng quay rất nhiều đám ma nhà giàu. Anh tâm sự : Ỏai lắm bạn a. Quan tài còn nằm đó, rình rang kèn trống, nến hoa, ì xèo kẻ ra người vào thăm viếng. Nhưng bên trong con cháu đang tranh nhau gia tài và ban cho nhau những câu nói của kẻ hàng tôm hàng cá. Nước mắt có chảy, nhưng ( kể từ đó anh hiểu thế nào) là “nước mắt cá sấu”. Một người bạn khác  sau khi đưa bà mẹ vợ ra nghĩa trang đã phải dắt dìu ra khỏi ngôi nhà đang ở vì ngôi nhà bà mẹ vợ cho gia đình anh ta tá túc bấy lâu nay nằm gần chợ, là nơi làm ăn buôn bán tốt nên những người cậu không muốn anh thừa hưởng.

 

Người đời đi tìm vinh hoa phú quý, phô trương sự giàu có, xe cộ áo quần. Tranh giành nhau lợi lộc. Dè bỉu miếng ăn, manh áo. Đến lúc chết bị khổ sở vì chia phần.

 

Một đám tang một người giàu có. Con cháu để thi hài trong một quan tài bằng kiếng. Mọi người đi qua viếng người quá cố… đang ngủ. Một ngày trôi qua. Hai ngày trôi qua. Ngày thứ ba phản ứng tự nhiên của xác người đã chết. Những vết tím bầm nổi lên. Khuôn mặt mặt dần dần hiện lên như một xác ướp, một cái đầu lâu. Thôi đậy nắp hòm lại. Hết rồi hình ảnh son phấn đẹp đẽ hôm nào.

 

Khi ra đi, cha mẹ để lại những gì cho con cái ? Như một con thuyền ra khơi, cha mẹ như những người lèo lái con thuyền. Con cái học hỏi việc lèo lái ấy qua những động tác, phản ứng và kinh nghiệm của cha mẹ.

 

Gandhi, vị thánh sống của người Ấn Độ đã nói : “Tôi yêu Chúa Kitô, nhưng tôi không yêu người Kitô hữu vì họ không giống Chúa Kitô”. (Gandhi, trong tập sách của Đức cố Hồng y Nguyễn Văn Thuận, Niềm vui sống đạo thế kỷ 21, trang 92)

 

Là cha mẹ, hơn nữa là gia đình Kitô giáo, một Hội Thánh thu nhỏ, lẽ nào gia đình lại sống không giống Chúa chúng ta.

 

Trần Bá Nguyệt

Mục lục

 

ĐỜI HÔN NHÂN LÀ MỘT THÁNH LỄ

Thánh Lễ hôm nay là một thánh lễ đặc biệt trong cuộc đời anh chị, trong thánh lễ này, anh chị sẽ cử hành bí tích hôn nhân.

Tại sao chúng ta lại cử hành bí tích hôn nhân trong thánh lễ?

Là để trong thánh lễ anh chị em hiến dâng tình yêu, hiến dâng đời sống hôn nhân, hiến dâng cả đau đớn và hạnh phúc gia đình cho Thiên Chúa.

Và hơn thế nữa, chúng ta cử hành hôn nhân trong thánh lễ để nhớ rằng đời sống hôn nhân chính là thánh lễ, vì đời sống hôn nhân cũng có những tính cách giống như tính chất của thánh lễ.        

Thánh lễ là nơi Chúa Kitô quy tụ tất cả dân tộc của Thiên Chú, là nơi Chúa kitô giao hoà nhân loại lại với Thiên Chúa. Trong bí tích hôn nhân, Chúa Kitô cũng liên kết anh chị với nhau, và qua anh chị hai họ từ đây trở thành thông gia, trở nên gần gũi. Và rồi gia đình của anh chị là nơi gặp gỡ đầy yêu thương cho mọi người, cho bạn bè, cho bà co, cho chòm xóm.

Thánh lễ là giao ước giữa Thiên Chúa và loài người. Hôn nhân của anh chị vẽ lại giao ước đó một cách sống động.

Thánh lễ được gọi là bí tích tạ ơn. Hôn nhân của anh chị là nơi cho anh chị và mọi người nhận ra hồng ân Thiên Chúa. Anh chị sẽ tạ ơn Thiên Chúa vì tình yêu của Ngài, tạ ơn Chúa vì tình yêu Ngài đã thắp lên nơi anh chị, tạ ơn Chúa vì những ơn huệ lạ lùng mà nhờ đời sông hôn nhân anh chị sẽ nhận được trong cuộc sống.

Thánh lễ là lễ hy sinh của Chúa Kitô. Đời sống hôn nhân cũng là môi trường để anh chị dâng lên Thiên Chúa những hy sinh liên lỉ. Nó là thập giá mà anh chị vác lấy mỗi ngày. Nó là cơ hội để anh chị bù đắp nơi bản thân mình những gì còn thiếu sót nơi cuộc khổ nạn của Đức Kitô (Cr 1.24)

Lễ hy sinh của Chúa Kitô làm nảy sinh cho Hội thánh những con cái mới. Không những anh chị sẽ công hiến cho Hội thánh những con cái của anh chị mà với lòng thương yêu, gương sáng, anh chị sẽ đưa về Hội thánh nhiều chị em khác.

Trong Thánh lễ, Chúa Giêsu trở nên của ăn cho chúng ta. Tong đời sống hôn nhân, ước gì anh chị em cũng trở nên của ăn nuôi sống mọi người.

Trong thánh lễ hôm nay, chúng ta nếm trước tiệc thánh trên trời, là tiệc cưới của chiên con và Hiền thê Ngài là Hội thánh. Chúng tôi cầu chúc anh chị sẽ thể hiện đời sống hôn nhân của anh chị như một tiệc cưới kéo dài, và tiệc cưới ấy sẽ trở mở đầu cho bàn tiệc trên trời.

Theo tập sách “Tin Mừng cho đôi tân hôn”

Mục lục

 

ĐỌC SÁCH

Một vài suy tư nhân Tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu :

THẦN THÁNH HÓA GIỚI TU HÀNH

Bàn về những khía cạnh dẫn đến trình trạng thiếu trưởng thành tâm linh mà không nêu lên hiện tượng thần thánh hóa giới tu hành là một thiếu sót. Chúng ta không biết nguyên nhân của hiện tượng này từ đâu và do ai, phía tu hành hay phía giáo dân, nhưng hiện tượng ấy là một điều mà tất cả những ai có một tầm nhìn trưởng thành về Giáo Hội, và về đời sống tâm linh đều nhận thấy. Tuy nhiên, đây lại là một đề tài hết sức nhậy cảm, và đã từng gây ra nhiều tranh cãi, đôi khi gay gắt giữa hai phái hủng hộ và cải cách. Một bên muốn giữ lại tất cả những gì là nề nếp, là tập tục, và cảm tình qúy mến sẵn có dành cho giới tu hành, một bên muốn đặt lại cái nhìn và lề thói cư xử để đem lại sự quân bình trong nếp sống tâm linh của chính mình cũng như của Giáo Hội.

 

Trường hợp 1: Tôi quen biết một người rất có lòng sùng mộ các vị chân tu. Bà rất mực đạo hạnh và kính trọng các linh mục, tu sỹ nam nữ. Sự kính trọng được coi là hơi quá mức và lắm lúc mù quáng. Một lần bà nhờ tôi dàn xếp để được gặp và xưng tội với một giám mục. Bà đã được toại nguyện, và bà đã tỏ ra hết sức sung sướng, đến độ bà cho rằng nếu bà có chết đêm hôm đó, bà cũng sẵn sàng, vì theo bà được xưng tội với một giám mục là một ước mơ quá lớn lao và hầu như không thể trở thành hiện thực đối với bà.

 

Trong đời sống bình thường, bà dành dụm, nhịn ăn, nhịn tiêu để rồi hầu như tất cả số tiền già của bà mỗi tháng đều được chia đều cho các hội bảo trợ ơn thiên triệu, hoặc xin lễ các dòng này, dòng khác. Bà không để bất cứ một ai động chạm đến các vị tu hành mà bà vẫn thường gọi là “các đấng”. 

 

Trường hợp 2: Một vị linh mục trước khi qua đời đã cho hội họp tất cả các con, cháu thiêng liêng, những người mà vị linh mục đó đã giúp đỡ cách này, cách khác trong đời sống đạo đức để trăn trối. Một trong những điều được vị linh mục này nhắn nhủ các nghĩa tử của mình là không được bao giờ đụng chạm đến bất cứ một linh mục nào, bất cứ cách nào, nhưng phải tôn trọng tuyệt đối. Không được tố cáo, và đưa các vị ra trước tòa án với bất cứ hình thức nào. Tóm lại, linh mục là người bất khả xâm phạm.

 

Trường hợp 3: Một hôm, trong một cuộc họp mặt gia đình, người em dâu tôi hỏi:

-           Anh có biết ông cha Đ.... ở tiểu bang Mississippi không?

-           Nhiều linh mục Việt Nam ở Hoa Kỳ làm sao anh biết hết nổi. Nói rồi tôi hỏi lại cô em:

-           Có gì đặc biệt nơi vị linh mục ấy khiến em muốn hỏi anh không?

-           Có chứ! Rồi cô tiếp tục kể: Hồi năm ngoái tụi em về thăm bố mẹ em ở Mississippi, vợ chồng em cãi nhau thiếu điều muốn đánh lộn vì một ông cha. Anh ấy bảo là anh ấy thấy ông cha chửi thề và đánh bạc, còn em thì em nói là không bao giờ có chuyện ấy, hoặc anh ấy nhìn nhầm người. Nhưng anh ấy thì nói rõ là buổi tối hôm thứ  Bẩy anh và mấy người bạn ghé sòng bài, gặp ông cha ấy đang ngồi đánh bài. Ông ta đánh rất hăng và khi được cũng như khi thua thì ông ta chửi thề và văng tục hơn cả những người chung quanh. Sáng Chúa Nhật hôm sau, lúc làm lễ và anh ấy nhìn kỹ mới rõ là ông là người mà anh gặp trong sòng bài tối thứ Bẩy.

 

KÍNH TRỌNG VÀ THẦN THÁNH HÓA

 

Ba trường hợp vừa nêu trên chỉ là những thí dụ điển hình mà nhiều Kitô hữu đã thường nghe và chứng kiến.  Không những chỉ người Kitô hữu, mà ngay cả nhiều vị chân tu cũng đã xác nhận. Một vị linh mục cao niên và đã từng kinh nghiệm nhiều với các sinh hoạt mục vụ, đã có lần tâm sự và cho biết. Vị này nói: “Tôi là một linh mục, nhưng nếu tôi nói rõ hết những bê bối của nhiều vị, tôi sợ rằng nhiều người sẽ bỏ đạo!”

 

Tuy vậy, đối với phần đông tín hữu Việt Nam các linh mục vẫn là nhất: Thông thái nhất. Giỏi giang nhất. Đạo đức nhất. Thánh thiện nhất. Nhất đến độ không ai có quyền nhận xét, và phê bình. Cuồng tín hơn nữa là tư tưởng cho rằng tất cả những gì đụng chạm đến các linh mục, dù là những nhận xét và đóng góp tích cực, đều được coi là một sự xúc phạm. Và vì xúc phạm đến “cha” cũng có nghĩa là xúc phạm đến “Chúa”: “Chống cha là chống Chúa!”.

 

Một điều xem như nghịch lý là cũng thuộc thành phần tu trì, nói đến “cha” thì ai cũng bênh vực, nhưng nếu có ai phê bình mấy tu sỹ nam nữ không thuộc thành phần linh mục thì coi như chuyện bình thường và có thể chấp nhận. Quan niệm bình dân là vì hơn nhau cái “chức thánh”.

      

-           Kính trọng: 

 

Kính trọng là hành động của con người hiểu biết trong tương quan xã hội, và đạo đức xã hội. Đặc biệt, trong một nền văn hóa chịu ảnh hưởng sâu đậm của Khổng Giáo. Những câu như: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Như  “Quân, sự, phụ”. Hoặc như  “Một chữ cũng là thầy. Nửa chữ cũng là thầy”. Tất cả đã nói lên sự kính trọng được dành cho những người có chức tước, bằng cấp, và địa vị trong xã hội. Và điều này được mặc nhiên công nhận. Những câu xưng hô như cụ tú, cụ cử, cụ nghè luôn luôn được nói lên với tâm tình mộ mến, và với lòng kính trọng. 

 

Điều này dễ hiểu, vì trong hoàn cảnh xã hội của Việt Nam trước đây, cơ hội được tiếp thu với chữ nghĩa, với học hỏi chỉ dành cho một số ít may mắn. Nguyễn Du còn coi đây như một cơ duyên trời định, mà theo một nghĩa nào đó, như tiền định được dành cho một thiểu số ít ỏi: “Bắt phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Những người có chút kiến thức, khoa bảng, vì thế, lại càng được nổi bật hơn nữa trong xã hội Việt Nam.   

 

Riêng đối với những Kitô hữu, khi nhìn các linh mục, những vị chân tu thì ngoài những điều được nhắc đến về kiến thức, hiểu biết, lại còn một điểm coi như rất mực quan trọng, đó là “chức thánh”. Thật vậy, tuy không hiểu chức thánh là gì, hoặc tuy không thấu đáo về chức thánh, nhưng hễ nói đến những ai có chức thánh thì phần đông Kitô hữu Việt Nam liền đồng hóa họ với đạo đức, với thánh thiện. Một linh mục kia đã có lần nói rằng người giáo dân đã phong thánh cho các linh mục liền ngay sau khi họ được phong chức.

 

Một con người có thể coi như thần thánh. Một con người được nhìn với cái nhãn hiệu thông thái, hiểu biết, và quyền uy như thế, nếu có được thần thánh hóa cũng là điều dễ hiểu trong cái nhìn của nhiều Kitô hữu Việt Nam. Nhưng chính vì thần thánh hóa như vậy, nên mới nẩy sinh lối sống, và sự tương quan lệch lạc giữa các linh mục với giáo dân, và giáo dân với thành phần có chức thánh.  

 

-           Thần thánh hóa:

 

“Cha nói là Chúa nói”.

“Cha bảo vậy”.

“Cha là đại diện của Chúa. Cha bảo sao thì phải nghe như vậy.”

 

Những câu nói tương tự như trên hầu như những Kitô hữu nào trên 50 tuổi, cái tuổi phần lớn chịu ảnh hưởng bởi nền giáo dục tôn giáo mang nhiều ảnh hưởng “thần thánh hóa” các vị tu hành. Ở vào thời điểm này, phần đông Kitô hữu không tìm đâu ra hình ảnh trung thực của một vị linh mục, hơn là vị đó chính là đại diện của Đức Chúa Trời. Mà vì là đại diện Chúa, nên quyền uy cũng ngang ngửa như Đức Chúa Trời. Không ai được nói đụng tới. Không ai được phê bình. Và không ai được góp ý kiến. Bởi vì cha biết tất cả. Cha luôn luôn đúng. Và hơn thế, cha thay mặt Chúa. 

 

Trong một dịp dùng cơm tại tư gia Đức Giám Mục Mai Thanh Lương, họa sỹ và điêu khắc gia Văn Nhân đã kể một câu truyện khiến mọi người cùng nghe vui vẻ nhưng nghĩ lại mang rất nhiều ý nghĩa:

Đó là, khoảng thập niên 40, tại làng An Nghĩa thuộc tỉnh Bùi Chu có một ông trùm có máu cờ bạc. Thời đó cha Bảng làm chính xứ. Cha rất ghét cờ bạc, nên một hôm được báo cho biết là ông trùm đang tổ chức xóc đĩa tại nhà. Cha xứ liền gọi một ít thanh niên trong làng đến tận nơi. Không may cho ông trùm bị cha bắt tại trận. Và thế là cha ra lệnh nọc ông trùm ra đánh tới tấp khiến ông trùm phần xấu hổ với con cháu, phần đau quá không chịu nổi đã kêu lên:

 

- Nếu cha cứ tiếp tục đánh như vậy, tôi sẽ bỏ đạo.

- Gớm nhỉ! Thế thì ông trùm đành đánh mất linh hồn à! Vậy cụ đánh để rút linh hồn ông trùm ra trước nhá.

 

Vừa nói, cha xứ vừa tiếp tục quất liên hồi. Đau quá, ông trùm lại nói:

- Xin cha tha cho con. Con xin ăn năn chừa cải.   

- Được! Để cụ đánh để nhét linh hồn ông trùm vào đã.

 

Không biết là ông trùm làng An Nghĩa có bỏ đánh bạc, có ăn năn chừa cải, và cha xứ có nhét được linh hồn vào cho ông trùm không, nhưng đó là một câu truyện cho thấy cái hậu quả của sự thần thánh hóa các linh mục thời bấy giờ.

 

Ngày nay, ngược lại, hình ảnh của các vị tu hành đã bị xóa nhòa nhiều, không phải vì giáo dân đã mất đi sự kính trọng, nhưng là đã bớt dần cái nhìn thần thánh hóa được dành cho thành phần tu hành. Giáo Hội Hoa Kỳ đã phải chi ra hơn một tỷ Mỹ Kim để bồi thường những thiệt hại do một số giám mục, linh mục trong vụ án lạm dụng tình dục. Hồng Y Bernard Law đã mất chức Tổng Giám Mục Boston vì bao che cho những vụ lạm dụng tình dục của các linh mục thuộc quyền ngài. Gần đây Giáo Phận San Diego là giáo phận thứ 5 trên toàn quốc Hoa Kỳ đã phải khai phá sản hòng tránh những vụ kiện cũng liên quan đến những vụ lạm dụng tình dục của các giáo sỹ trong địa phận. Riêng Giáo Phận Orange nơi có đông tín hữu Việt Nam cũng đã phải chi ra 100 triệu để bồi thường những xúc phạm về tình dục của hàng giáo sỹ. Nhưng rồi ngày 6 tháng 9 năm 2007, tòa án lại ra lệnh Giám Mục Tod Brown và Giám Mục Hồi Hưu Norman McFarland ra trả lời tiếp về những cáo buộc cũng liên quan đến những vụ xâm phạm tình dục của các giáo sỹ trong giáo phận.

 

Ngoài ra, hình ảnh của những linh mục, giám mục làm tay sai cho Cộng Sản Ba Lan trước đây cũng đã được bạch hóa, đã cho thấy rằng quan niệm thần thánh hóa giới tu hành là một quan niệm và lối sống đạo không trưởng thành. Và điều này cũng nói lên rằng không phải lúc nào “cha” cũng luôn luôn đúng. Và không phải hễ đã là “cha” thì được miễn trừ tất cả, và nhất là không ai được phép động tới. 

 

- CHỨC THÁNH VÀ CON NGƯỜI

 

Không ai phủ nhận thiên chức linh mục, và cũng không ai thắc mắc gì về sự cao cả của thiên chức này. Nhưng điều thường gây ra những ngộ nhận và rắc rối là sự hiểu biết lẫn lộn về sự cách biệt giữa chức thánh và con người mang chức thánh. 

 

-           Chức thánh:

 

Qua ánh sáng đức tin, và do lòng thành kính đối với Chúa và Giáo Hội, phần đông các tín hữu đều tin tưởng rằng, chức thánh là do Chúa và đến từ Chúa. Người Kitô hữu Việt Nam có lẽ ít ai thắc mắc hoặc muốn vặn hỏi về ý nghĩa thần học hoặc tu đức của chức thánh. Ngược lại, ai cũng đều tin tưởng một cách chân thành rằng chức thánh là do Chúa, và sự tuyển chọn đến từ Ngài.

 

Trong thời kỳ Cựu Ước, thành phần tư tế thuộc dòng họ Aaron. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu đã thiết lập hàng ngũ tư tế mới. Ngài đã tuyển chọn 12 Tông Đồ, và qua các ngài, quyền năng của chức thánh được trao ban cho các Giám Mục, và từ các Giám Mục đến các giáo sỹ và phó tế. Phần đông Kitô hữu cũng tin những gì Chúa Giêsu đã phán với các Tông Đồ về ơn gọi và thánh chức của các vị: “Thầy không gọi các con là tôi tớ, vì tôi tớ không biết việc chủ mình làm. Nhưng thầy đã gọi các con là bạn hữu, vì thầy đã tỏ cho các con mọi việc thầy đã nghe nơi Cha Thầy. Chẳng phải các con chọn thầy, nhưng thầy đã chọn các con, và sai các con đi để mang lại nhiều hoa trái, và để những hoa trái ấy được tồn tại” (Jn 15:15-16).

 

Chức thánh của Tân Ước mang rõ 3 nhiệm vụ:

- Rao giảng và làm chứng nhân cho Tin Mừng: “Hãy đi khắp thế giới và rao giảng Tin Mừng cho muôn dân” (Lc 16:15).

- Cử hành các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể như lệnh truyền mà Chúa Giêsu đã truyền dậy các Tông Đồ trong bữa Tiệc Ly: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Ta” (Lc 22:19).  Thánh Phaolô Tông Đồ còn viết rõ về vai trò tư tế như sau: “Vì chưng mọi thượng tế được chọn giữa loài người để lo việc Thiên Chúa thay cho con người, tiến dâng lễ vật và hy lễ đền tội. Ngài có thể chạnh lòng thương những kẻ u mê lầm lạc, vì chính ngài cũng lâm phải yếu đuối tứ bề. Và vì yếu đuối, thì cũng phải như dân, ngài phải dâng lễ đền tội cho mình. Và không ai được tự chọn cho mình vinh dư ấy, nhưng phải được Thiên Chúa tuyển chọn như Ngài đã chọn Aaron” (Hb 5:1-4).

 

Tóm lại, những đặc quyền đi liền với thánh chức là: Rảo giảng và làm chứng nhân cho Tin Mừng Cứu Độ. Ban các bí tích. Và nhất là cử hành bí tích Thánh Thể, để nuôi dưỡng và củng cố đời sống tâm linh của các tín hữu cũng như của chính mình trên hành trình đức tin trần thế. Thiếu sót, hoặc lơ là trong những việc làm ấy, linh mục hay giám mục đã bị coi như không làm trọn bổn phận và sứ mạng được giao phó.

 

Thật vậy, khi tuyển chọn các Tông Đồ, Chúa Giêsu không đòi hỏi các ông phải có học lực và thông thái. Nhiều linh mục ngày nay tuy có những bằng cấp chuyên môn về thần học, triết học, tu đức, thánh kinh, giáo luật, hay giáo hội và các bằng cấp chuyên môn khác vẫn không thay thế được 3 chức năng trên. Tất cả cũng chỉ để bổ khuyết và làm cho ơn gọi, sứ mạng của mình thêm phong phú hơn mà thôi. Trên thực tế, nhất là ngày nay, ít người hỏi và muốn biết xem các linh mục có những bằng cấp gì. Nhưng điều mà người tín hữu muốn thấy nơi các linh mục, các giáo sỹ là qua lời nói, việc làm, và đời sống, họ có tìm gặp Đức Kitô không, như lời Đức Gioan Phaolô II: “Ngày nay, nhân loại không cần những thầy dậy, mà cần những chứng nhân”.

 

Bằng một cái nhìn có tính cách xã hội, tổ chức và cấu trúc của Giáo Hội với hàng tu sỹ, giáo sỹ, giám mục, hồng y, hay giáo hoàng, tất cả những cái đó chỉ là hình thức, và nó phù hợp cho đời sống Giáo Hội cơ chế. Bởi vì Giáo Hội, ngoài phần thiêng liêng, vẫn phải tồn tại với thế giới hiện tại.

 

Trong ngày Chung Thẩm, tất cả những kẻ bị phạt hay được thưởng đều được hỏi chỉ có một câu hỏi, và có cùng một câu trả lời như nhau: “Ta đói các ngưoi đã cho ăn. Ta khát các ngươi đã cho uống. Ta mình trần các ngươi đã cho áo mặc. Ta đau ốm các ngươi đã thăm viếng. Ta tù tội các ngươi đã thăm viếng an ủi” (x. Mt 25:31-46). Tuyệt nhiên không thấy Chúa đề cập đến vai trò giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, giám mục, linh mục, tu sỹ nam nữ, hay giáo dân. Bởi vì, dưới con mắt Chúa, tất cả mọi người đều là anh em. Và cũng chính vì thế, Chúa dậy mọi người khi cầu nguyện phải thưa với ngài: “Lậy Cha chúng con ở trên trời” (Mt 6:9).      

 

-           Con người lãnh nhận thánh chức:

 

Nhưng có lẽ vì nghĩ rằng mình xứng đáng, hoặc ngộ nhận về vai trò ơn gọi của mình nên đã có nhiều linh mục, kể cả giám mục đã lạm dụng thánh chức với những mục đích riêng tư của mình. Trong lịch sử Giáo Hội thời Trung Cổ đã cho thấy rất nhiều những thiếu sót này kể cả một số giáo hoàng, hồng y, và giám mục.

 

Điều này dễ hiểu, vì khi được tôn trọng và yêu kính quá, thường người ta dễ sinh tự mãn và tự tôn. Thánh Tiến Sỹ Têrêsa d’Avilla đã nói về điều mà nhiều người vẫn không muốn nghe về thành phần chức thánh, đó là: “Nền hỏa ngục được xây bằng sọ các linh mục”. Phải chăng đây cũng là lý do tại sao Thánh Têrêsa đã cải tổ dòng kín Camêlô với chủ đích chuyên lo cầu nguyện cho các linh mục.

 

Thật ra, không phải Thiên Chúa ngặt nghèo với thành phần giáo sỹ, những người mang chức thánh, vì chẳng có ai tự cho mình xứng đáng với chức thánh. Hơn nữa, sẽ chẳng ai dám chấp nhận làm chứng nhân cho Ngài. Nhưng vì sự thánh thiện và sự cao trọng của thánh chức đòi hỏi những ai được mời gọi phải hết sức thận trọng, và không được lơ là, buông túng. Bởi lẽ mọi hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ của họ đều mang sắc thái đặc biệt, là làm chứng nhân và đại diện cho Thiên Chúa. Vì vậy, nếu có ai trong họ coi thường, thì không phải chỉ coi thường chính họ, coi thường niềm tin mà cộng đoàn dân Chúa có đối với họ, mà là coi thường chính Thiên Chúa. Do đó, hình phạt của họ cũng trở nên rất nặng nề. Câu truyện về Thánh Phanxicô d’Assi đã cho thấy cái mỏng dòn, và cái thánh thiện rất dễ lẫn lộn và khó lòng phân biệt.

 

Thánh Phanxicô suốt đời chỉ dám nhận chức Phó Tế. Bởi vì đã có lần trong lúc chuẩn bị lãnh chức linh mục, một thiên thần Chúa đã hiện ra với thánh nhân đưa ra trước mặt thánh nhân một ly nước trong vắt, và tinh sạch. Thiên thần bảo ngài nếu thấy mình trong sạch, tinh tấn như vậy thì hãy bước lên. Vì ý thức được điều Chúa muốn, nên Phanxicô đã không bao giờ dám lãnh chức linh mục.

 

Tóm lại, chức thánh không bảo đảm cho người lãnh nhận nó. Nó càng không phải là cái bùa hộ mệnh cho những giới chức nào lạm dụng để được người đời sùng mộ và trọng kính. Dân Chúa có thể tôn trọng và dành sự kính trọng đặc biệt đối với những ai mang chức thánh, nhưng thần thánh hóa họ, và lẫn lộn họ với Chúa là điều không phù hợp với đức tin và đời sống trưởng thành của một Kitô hữu. Người lãnh nhận chức thánh chưa hẳn là người thánh. Và sự tôn trọng người có thánh chức không có nghĩa là thần thánh họ, và đồng hóa họ với thánh thiện.  

 

NGỘ NHẬN GIỮA CHA VÀ CHÚA

 

Vì sự tôn kính với sắc thái đặc biệt như vừa trình bày ở trên, nên hậu quả đưa đến là, nhiều Kitô hữu vẫn lận lộn, hoặc không dám thẳng thắn phân biệt giữa những vị có chức thánh và Thiên Chúa. Sự ngộ nhận này đồng hóa không những người có chức thánh với sự thánh thiện, mà hơn thế nữa, với chính Thiên Chúa. Câu nói: “Chống cha, chống Chúa” được hiểu theo cái nhìn và tư tưởng đồng hóa này.

 

-           Cha nói là Chúa nói:

 

Trở lại những dẫn chứng điển hình vừa được nêu lên ở trên, tư tưởng đồng hóa người lãnh nhận chức thánh với chính sự thánh thiện, và hơn nữa, với chính Thiên Chúa đã đem lại những hậu quả tai hại, là hễ những gì các giáo sỹ, tu sỹ nói đều là đúng và là do Chúa nói. Nhưng thực tế lại không phải vậy.

 

Trường hợp 1: Trong một buổi hồi tâm, cấm phòng, một linh mục đã khẳng định và nhắc đi nhắc lại rằng, ngày Thứ Năm Tuần Thánh, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu đã lập 3 Bí Tích: Bí Tích Thánh Hôn, Bí Tích Thánh Chức và Bí Tích Thánh Thể. Mọi người đều hết sức bỡ ngỡ, vì từ bé đã được học hỏi rằng, trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Truyền Chức . Chưa hề bao giờ truyền thống Giáo Hội có thêm một Bí Tích trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh, mà Bí Tích ấy lại liên quan trực tiếp đến đời sống hôn nhân gia đình, đó là Bí Tích Thánh Hôn.

 

Nhưng linh mục ấy vẫn duy trì sự hiểu biết của mình bằng cách dẫn chứng vụng về là trong Bí Tích Hôn Phối tình yêu của đôi trai gái, của đôi vợ chồng trao nhau làm nên giá trị và nền tảng đời sống hôn nhân. Và theo ông, tình yêu hôn nhân chính là phản ảnh của tình yêu Thánh Thể, và Bí Tích Truyền Chức.

 

Người viết đã có lần hỏi một Giám Mục về quan điểm thần học mới mẻ ấy, thì vị Giám Mục chỉ cười mà không nói thêm gì.

 

Trường hợp 2: Trong một ngày tĩnh tâm khác, cũng chính vị linh mục giảng thuyết trên đã khẳng định rằng ông sẽ không cho bất cứ một người nào được phép ngừa thai. Bởi vì, theo ông, cho phép ngừa thai như vậy là làm giảm giá trị đời sống tu hành. Mọi người trong hội trường nín thở, và không hiểu vị giảng thuyết muốn nói gì. Nhưng ông đã giải thích như sau:

 

Khi được một bà 60 tuổi hỏi mình có được phép ngừa thai không, ông đã trả lời là không. Theo ông, nếu cho một người ngừa thai, thì  phải cho tất cả mọi người ngừa thai. Vì đã cho một người thì phải cho tất cả. Và ông tiếp tục lý luận, trong cái tất cả ấy có cả tôi, và những người khác trong thành phần tu hành. Như vậy, cho phép ngừa thai là làm nhục và làm giảm giá trị đời sống tu trì.

 

Trường hợp 3: Một linh mục trẻ rất thích nói, viết, và trình bày về sinh lý, về hành động vợ chồng. Những bài nói truyện, những trưng dẫn của linh mục trẻ này đã đi đến sống sượng, và nôm na hơn cả những câu truyện phòng the được các tác giả khác trình bày ở những sách báo khỏa thân hoặc khiêu dâm. Một vài giáo dân có uy tín và hiểu biết đã kín đáo viết thư góp ý, và đã nhận được những lời lẽ đáp trả, đại khái:

 

Các anh là những người có con mắt phàm tục, tội lỗi nên nhìn gì cũng phàm tục và tội lỗi. Tôi là người không có con mắt ấy, nên sinh lý, và những hành động trai gái, vợ chồng tôi nhìn thấy toàn sự thánh thiện.

 

Trường hợp 4: Một linh mục dòng Tên, nổi tiếng về chương trình hướng dẫn và thăng tiến đời sống gia đình, ông đã trình bày về sinh lý trong một tác phẩm mà ông cho là đắc ý. Trong một đoạn viết về sinh lý, ông đã ví người thiếu nữ khi khỏa thân trước mặt chồng, nàng đẹp như  “Đức Trinh Nữ”. Sự xúc phạm này đã được nhiều giáo sỹ, và anh chị em giáo dân góp ý, nhưng độc giả vẫn thấy các tác phẩm này được bày bán cùng với tác phẩm sau khi được hiệu đính sau đó. .  

 

Không biết các nhà luân lý,thần học, giáo luật, và tu đức nghĩ gì về những thí dụ trên. Nhưng nếu nói linh mục nói là Chúa nói, thì phải hiểu là cả bốn trường hợp trên, Chúa đều nói và viết tầm bậy.  

Hoặc như truờng hợp của linh mục Bảng nói đánh mà rút được linh hồn người khác, và đánh mà nhét linh hồn người khác vào được cũng phải hiểu là Chúa nói dóc. Chúa “nổ”.  Hay như trường hợp linh mục đến sòng bài, đánh bài và chửi thề rồi đổ thừa cho Chúa cũng bài bạc, chửi thề là một xúc phạm quá lớn lao đến Thiên Chúa và sự thánh thiện của Ngài. 

 

Tóm lại, linh mục, hoặc người có chức thánh có thể nói những điều tốt lành về luân lý, đạo đức, và người Kitô hữu cần phải cung kính, lắng nghe để ứng dụng vào đời sống tâm linh của mình. Ngoài ra, sự hiểu biết giới hạn của một người, đòi chúng ta phải suy nghĩ và cân nhắc về những gì các vị ấy nói, biết, và viết. Bởi vì các vị cũng chỉ là con người. 

 

 - Chống cha là chống Chúa:

Như vậy, không đồng ý với các linh mục trên, hoặc nói một cách nôm na là bất đồng, không chấp nhận những nhận xét và ý kiến ấy có thể gọi là chống Chúa không? Ai dám tự nhận mình là Chúa trong những trường hợp như thế. Đến như gọi nhau là “cha”, mà Chúa Giêsu còn không bằng lòng nữa, hống hồ đồng hóa các linh mục với “Chúa”. Chúa Giêsu đã nói: “Các con đừng gọi ai là cha ở dưới đất, vì các con chỉ có một cha ở trên trời. Cũng đừng gọi ai là thầy, vì chỉ có một thầy là Đức Kitô” (Mt 23:9).

 

Cũng vì sợ có sự lầm lẫn ấy, Thánh Phaolô Tông Đồ và Thánh Barnaba Tông Đồ đã phải kêu lên khi người ta tưởng mình là thần minh. Tông Đồ Công Vụ đã nói về trường hợp này khi hai vị đang ở Lystra như sau:

 

“Lúc ở Lystra, có một người què từ lúc mới sinh; anh ta phải đi bằng nạng và suốt đời không tự mình bước đi được. Vào một hôm anh ta ngồi nghe Phaolô giảng, và Phaolô đã nhìn thấy lòng tin nơi anh để được chữa lành. Ngài gọi anh lớn tiếng “Hãy đứng dậy bằng đôi chân của anh!”. Người què liền nhẩy lên và bắt đầu đi lại chung quanh. Khi đám đông nhìn thấy những gì Phaolô đã làm, họ kêu lớn tiếng bằng thổ âm Lycaonia, “Các thần minh đã đến với chúng ta qua hình dạng con người!”  Họ gọi Barnaba là Zeus, và Phaolô là Hermes, vì ngài là phát ngôn viên. Ngay cả vị tư tế của đền thờ Zeus ngoài thành cũng mang bò và vòng hoa ra cổng thành vì ông muốn cùng với dân chúng dâng tiến lễ vật.

 

Khi các tông đồ Barnaba và Phaolô nghe vậy, họ liền xé áo mình ra và chạy đến giữa đám đông: “Anh  em, tại sao anh em làm thế?” Các ngài la lớn: “Chúng tôi cũng là những con người như anh em. Chúng tôi đang mang đến cho anh em một tin vui mà sẽ chuyển đổi anh em khỏi những hành động huyền hoặc đó đối với Thiên Chúa hằng sống, Đấng tạo dựng đất trời, biển khơi và muôn loài trong đó” (Act 14:8-15).

 

Tóm lại, những gì được trình bày trên chỉ nhằm dẫn đến một kết luận là linh mục, hàng giáo sỹ, kể cả giám mục là những người được Chúa ban cho chức thánh cao cả. Các ngài được tuyển chọn giữa loài người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là các ngài được miễn trừ khỏi những yếu đuối và khuyết điểm của thân phận con người. Do đó, việc thần thánh hóa các ngài là một điều không những không giúp gì cho đời sống trưởng thành của người Kitô hữu. Hơn thế nữa, hành động này còn làm cớ vấp ngã cho các vị tu hành, bởi vì, sẽ có một lúc nào đó, họ tưởng họ là Thượng Đế. Họ có quyền nói năng, hành động như  Thượng Đế. Và vô tình hay hữu ý, họ đã đánh mất đi ý nghĩa, và sự cao cả của ơn gọi của mình.

 

Người Kitô hữu trưởng thành khi tiếp xúc với các giáo sỹ và linh mục: 

Kính trọng nhưng không thần thánh hóa.

Yêu mến nhưng không bợ đỡ.

Hỗ trợ nhưng không chống đối.

Phê bình nhưng không chỉ trích.

 

Trần Mỹ Duyệt

Mục lục